Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia có số giờ làm việc nhiều nhất thế giới, ngày càng nhiều người trẻ ở đất nước mặt trời mọc đang ép mình làm việc đến chết theo đúng nghĩa đen.

Ác mộng "karoshi" – vấn nạn làm việc đến chết ở Nhật Bản

Michiyo Nishigaki không khỏi tự hào khi cậu con trai duy nhất Naoya của cô xin được việc tại một công ty viễn thông lớn của Nhật Bản ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Naoya yêu thích máy tính và dường như công việc đó là một cơ hội tuyệt vời trong thị trường việc làm đầy tính cạnh tranh khốc liệt của Nhật Bản. Nhưng chỉ 2 năm sau, mọi thứ bắt đầu trở nên tồi tệ.

Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 1.

Michiyo Nishigaki mất đi cậu con trai duy nhất của mình vì karoshi.

Nishigaki kể: "Thằng bé nói với tôi nó rất bận rộn nhưng vẫn ổn. Nhưng sau đó thằng bé về nhà dự đám tang của ông ngoại và nó không thể nhấc mình khỏi giường. Thằng bé nói rằng để con ngủ một lát, con không thể dậy được. Con xin lỗi mẹ, nhưng xin hãy để con ngủ".

Sau đó, qua các đồng nghiệp của Naoya, Nishigaki biết rằng con mình thường làm việc cả ngày lẫn đêm.

Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 2.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có số giờ làm việc nhiều nhất thế giới.

"Thằng bé thường làm việc đến chuyến tàu cuối cùng, nhưng nếu lỡ chuyến tàu đó thì nó phải ngủ ở bàn làm việc", cô nói. "Trường hợp tệ nhất, thằng bé phải làm việc qua đêm đến 10 giờ tối hôm sau, tổng cộng 37 giờ liên tục".

Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Hai năm sau, Naoya qua đời ở tuổi 27 vì dùng thuốc quá liều. Những cái chết giống như Naoya còn được gọi là "karoshi" - thuật ngữ tiếng Nhật ám chỉ cái chết do làm việc quá sức. Nhật Bản nổi tiếng với nền văn hóa làm việc chăm chỉ, số giờ làm việc nhiều bậc nhất thế giới. Hiện tượng "karoshi" được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1960 nhưng tình trạng người lao động Nhật làm việc tới chết ngày càng trở nên "đáng báo động".

Văn hóa làm thêm giờ ăn sâu hàng thập kỷ

Vào Giáng sinh năm 2015, Matsuri Takahashi (24 tuổi), nữ nhân viên công ty quảng cáo Dentsu của Nhật Bản, đã nhảy lầu tự sát.

Suốt một thời gian dài, Takahashi làm thêm hơn 100 giờ mỗi tháng và gần như không có thời gian ngủ. Cuộc sống áp lực và mệt mỏi khiến cô cuối cùng phải tìm đến cái chết.

Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 4.

Chủ tịch Dentsu - Tadashi Ishii (giữa) từ chức một năm sau cái chết của Takahashi.

Makoto Iwahashi nói rằng đó không phải chuyện lạ, đặc biệt là đối với những nhân viên mới tại một công ty. Iwahashi làm việc cho Posse, tổ chức điều hành một đường dây trợ giúp những người lao động trẻ. Anh cho biết, hầu hết các cuộc gọi đều là lời phàn nàn về số giờ làm việc dài đằng đẵng.

"Thật buồn vì những người trẻ nghĩ rằng họ không có lựa chọn nào khác", Iwahashi nói. "Nếu bạn tiếp tục, bạn phải làm việc 100 giờ. Nếu bạn bỏ việc, bạn không thể đủ sống".

Tuy nhiên, ngay cả khi làm việc cật lực, người lao động cũng không được đảm bảo một công việc lâu dài. Điều đó khiến tình hình càng tồi tệ hơn.

Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 5.

Gần 1/4 các công ty Nhật Bản có nhân viên làm thêm hơn 80 giờ/tháng.

"Karoshi xuất hiện từ những năm 1960 và 1970. Người lao động đều phải làm việc nhiều giờ nhưng khác biệt nằm ở chỗ, thời đó họ được bảo đảm một công việc trọn đời. Giờ đây thì không còn thế nữa", Iwahashi nói.

Theo số liệu chính thức, có tới hàng trăm trường hợp karoshi mỗi năm, nguyên nhân chủ yếu là đau tim, đột quỵ và tự tử. Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho biết con số thực còn cao hơn nhiều. Một cuộc khảo sát năm 2017 cho thấy, gần 1/4 các công ty Nhật Bản có nhân viên làm thêm hơn 80 giờ/tháng, thường là không lương. Trong đó, 12% các công ty có nhân viên làm thêm tới 100 giờ/tháng.

Những con số này rất quan trọng bởi 80 giờ làm thêm mỗi tháng được coi là ngưỡng khiến con người có nguy cơ tử vong cao hơn. Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều giải pháp như chính sách Premium Fridays (Thứ Sáu ưu đãi), khuyến khích các công ty cho nhân viên nghỉ sớm vào lúc 3 giờ chiều thứ Sáu cuối cùng của tháng.

Chính phủ cũng muốn người lao động nghỉ phép nhiều hơn. Mỗi người lao động được nghỉ phép 20 ngày/năm nhưng khoảng 35% trong số họ làm việc không cần ngày nghỉ.

Việc phá vỡ văn hóa làm thêm giờ vốn đã ăn sâu hàng thập kỷ trở thành thách thức lớn đối với chính phủ Nhật Bản.

Nỗ lực manh mún của chính phủ

Trong các văn phòng chính quyền địa phương ở quận Toshima (trung tâm thủ đô Tokyo), người ta phải dùng đến biện pháp tắt đèn văn phòng vào 7 giờ tối để buộc mọi người tan làm.

"Đây không chỉ là cắt giảm thời gian làm việc. Chúng tôi muốn thay đổi hoàn toàn môi trường làm việc để mọi người làm việc năng suất và hiệu quả hơn, từ đó tận hưởng thời gian rảnh rỗi của riêng mình", quản lý Hitoshi Ueno nói.

Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 6.

Quản lý Hitoshi Ueno.

Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động cho rằng những biện pháp này chỉ mang tính chất từng phần và không giải quyết được vấn đề cốt lõi, rằng những người lao động trẻ đang chết vì làm việc quá sức trong thời gian quá dài.

Họ đề ra giải pháp duy nhất là đặt giới hạn pháp lý quy định số giờ làm thêm mà một nhân viên được phép làm.

Đầu năm 2017, chính phủ Nhật Bản đề xuất giới hạn thời gian làm thêm trung bình xuống còn 60 giờ/tháng, dù vậy, các công ty vẫn được phép tăng lên tới 100 giờ trong "giai đoạn bận rộn".

Các nhà phê bình cho rằng chính phủ Nhật Bản đang ưu tiên lợi ích kinh tế và thương mại hơn là chi phí phúc lợi của người lao động. Trong khi đó, ngày càng nhiều người trẻ đang chết mòn.

Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 7.

Văn hóa làm thêm giờ đã ăn sâu hàng thập kỷ tại đất nước mặt trời mọc.

"Người dân Nhật trông cậy vào chính phủ nhưng họ đang bị phản bội", Koji Morioka, một học giả nghiên cứu về hiện tượng karoshi trong 30 năm nói.

Michiyo Nishigaki - người mẹ mất con trai Naoya, cho rằng chính đất nước đang giết chết những người lao động lẽ ra đáng được trân trọng hơn.

Cô nói: "Các công ty chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn. Con trai tôi và những người trẻ khác không ghét công việc. Họ có khả năng và muốn làm tốt công việc của mình. Hãy cho họ cơ hội làm việc mà không phải kiệt sức hay bị những vấn đề về sức khỏe giày vò. Rồi họ sẽ cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho đất nước".

Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 8.

Những người đàn ông mặc đồ công sở say ngủ trên đường phố đã trở thành hiện tượng độc đáo ở Tokyo.

Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 9.

Người đàn ông này thậm chí ngủ ở tư thế đứng.

Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 10.

Sau ngày dài làm việc và lỡ chuyến tàu cuối cùng, nhiều nhân viên công sở Nhật Bản sẵn sàng ngả lưng trên đường phố.

Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 11.

Những người đàn ông ăn mặc chỉn chu ngủ vạ vật trên nền đất tạo nên sự tương phản thú vị.

Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 12.

Có người nằm trên ghế, người gục trên hàng rào, người tựa vào cột ở ga tàu điện ngầm.

Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 13.

Chỉ cần có nơi ngả lưng là họ có thể chợp mắt ngon lành sau một ngày làm việc kiệt sức.

Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 14.
Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 15.
Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 16.
Làm việc đến chết - nỗi ám ảnh khôn nguôi và mảng màu u tối đến đáng sợ trong xã hội đầy tính kỷ luật ở Nhật Bản - Ảnh 17.

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang