Cụ thể, quốc gia láng giềng của Việt Nam trong ngày hôm qua đã một lần nữa ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày thấp nhất kể từ trước khi có chuỗi lây nhiễm liên quan đến 4 người Trung Quốc trốn cách ly. Con số này được tính theo quy định mới của Thủ tướng Hun Sen, chỉ xét đến những trường hợp dương tính được phát hiện bằng xét nghiệm PCR.
Tổng số ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày 9/12 (được chẩn đoán bằng xét nghiệm PCR) là 12 ca, nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại nước này lên 120.312 người.
Sự xuất hiện của biến thể Omicron được cho có khả năng lây nhiễm cao hơn, tỉ lệ tái nhiễm cao hơn và đã xuất hiện tại hơn 40 quốc gia đã gây lo ngại. Tuy nhiên Bộ Y tế Campuchia hôm 5/12 cho biết lệnh cấm nhập cảnh những người đến Campuchia từ 10 quốc gia châu Phi đã được dỡ bỏ.
Thái Lan, láng giềng sát vách của Campuchia, đã ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron, và điều này đã dấy lên những lo ngại rằng mầm bệnh có thể lây nhiễm qua biên giới.
Mặc dù vậy, Campuchia vẫn tiếp tục thúc đẩy kế hoạch tái mở cửa và "bình thường mới" bằng cách cho phép các ca nhiễm COVID-19 nhẹ điều trị tại nhà.
Số liệu đã chứng minh xu hướng giảm rõ rệt trong số ca nhiễm COVID-19 của Campuchia, và theo Khmer Times, kết quả này chính là minh chứng cho sự thành công của "phép màu tiêm chủng" của Campuchia.
Số liệu đã chứng minh xu hướng giảm rõ rệt trong số ca nhiễm COVID-19 của Campuchia
Hiện tại, Campuchia không chỉ có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn nhiều so với các nước láng giềng trong khu vực - mà hiện đã vượt qua hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới - bao gồm nhiều nước phương Tây như Pháp, Anh, Mỹ và Đức. Chính phủ Campuchia đang đẩy mạnh kế hoạch tiêm liều vaccine tăng cường cho người dân.
Bộ Y tế Campuchia kêu gọi người dân thận trọng
Trước những diễn biến phức tạp do biến thể Omicron, Bộ Y tế Campuchia đã kêu gọi người dân thận trọng.
Để chuẩn bị cho tình huống biến thể Omicron "xé rào" vào Campuchia, nước này có thể cân nhắc tiêm liều nhắc lại cho người dân - tức mũi vaccine COVID-19 thứ 4 - vào năm 2022.
Lời kêu gọi trên đã được đưa ra trong cuộc họp báo do người phát ngôn Bộ Y tế Or Vandine và đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia Li Ailan chủ trì vào ngày 9/12 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về Omicron.
Trong tuyên bố chung, hai bà Vandine và Li cho biết Campuchia đã đạt được thành tựu to lớn khi tiêm chủng thành công cho gần 90% dân số, nhưng người dân không nên tự mãn trước kết quả này vì biến thể Omicron có thể sẽ tấn công nước này trong tương lai.
"Mặc dù hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy Omicron đã xâm nhập vào Campuchia, nhưng dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi về biến thể Delta, chúng tôi cần phải lường trước nguy cơ này", tuyên bố trên cho biết.
Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine
Bà Li nói rằng các biện pháp phòng chống dịch hiện hành đã chống lại các biến thể trước đó, và sẽ tiếp tục hiệu quả trong việc chống biến thể Omicron, tuy nhiên các bệnh viện và phòng khám cần chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với biến thể này.
Thủ tướng Hun Sen trước đó đã kêu gọi người dân bình tĩnh và không quá hoảng loạn vì biến thể Omicron cho đến nay vẫn chưa gây ra ca tử vong nào, tuy nhiên người dân vẫn nên cảnh giác.
Vandine cho biết Campuchia có lẽ nên bắt đầu tiêm vắc xin với liều thứ tư vào năm tới.
"Theo quan điểm của tôi, liều thứ tư sẽ đến vào năm 2022 đối với những người đã được chủng ngừa mũi thứ ba trong sáu tháng hoặc một năm qua. Nhưng vẫn chưa có gì chắc chắn về điều này vì chúng tôi đang chờ thêm các nghiên cứu để cung cấp sự rõ ràng, "Cô nói trong cuộc họp báo.
Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia cho biết nước này có thể triển khai tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 cho người dân vào năm 2022, tuy nhiên cần có thêm các nghiên cứu để chứng minh hiệu quả của điều này. Nước này cũng đã tính đến kế hoạch tiêm vaccine nhắc lại định kỳ cho người dân nếu dịch bệnh còn tiếp tục trong tương lai./.
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/lang-gieng-viet-nam-bao-tin-vui-khi-1-con-so-di-nguoc-voi-the-gioi-phep-mau-hieu-nghiem-161211012143016334.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.