Lợi ích và rủi ro của phương pháp đẻ không đau mà các mẹ bầu cần biết

Ám ảnh bởi những cơn đau đẻ, nhiều mẹ coi đẻ không đau là cứu cánh lúc vượt cạn. Tuy có nhiều lợi ích nhưng phương pháp này cũng tồn tại rủi ro và không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng.

Đẻ không đau tức là sản phụ được theo dõi sinh thường như mọi cuộc chuyển dạ bình thường khác nhưng không có cảm giác đau đớn gì nhờ vào kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng. Kỹ thuật này được áp dụng tại Pháp từ những năm 1970. Ở nước ta Bệnh viện Phụ Sản Hùng Vương đã thực hiện những ca đầu tiên vào năm 1987, Sau đó đã được áp dụng khá rộng rãi ở 1 số bệnh viện lớn như: BV Từ Dũ, BV Phụ sản Trung ương…


Nhiều mẹ bầu rất ám ảnh bởi những cơn đau khi đẻ. 

Quá trình gây tê màng cứng diễn ra như thế nào?

Trước khi gây tê sản phụ sẽ được truyền dịch để tránh tụt huyết áp do tác dụng tê gây ra. Khi gây tê sản phụ có thể ngồi cong lưng hoặc nằm nghiêng trái. Một mũi tiêm nhỏ gây tê tại chỗ vùng cột sống sẽ giúp sản phụ không đau khi làm thủ thuật. Bác sĩ GMHS sẽ đưa 1 kim chuyên dụng vào tới khoang ngoài màng cứng. Qua kim này, 1 Catheter sẽ được luồn vào trong khoang màng cứng, kim chuyên dụng sẽ được rút ra, và sản phụ có thể nằm thoải mái với Catheter nhỏ, mềm mại này.

Ưu điểm của đẻ không đau:

- Thời gian xóa mở cổ tử cung nhanh hơn (so với sản phụ không áp dụng phương pháp này). Điều này làm cho cuộc chuyển dạ sẽ mau hơn

- Cảm giác đau đớn hầu như không còn

- May tầng sinh môn bệnh không có cảm giác đau, giảm đi sự phù nề do không tê tại chỗ

- Không mất sức sau sinh, nếu không đẻ được cần chuyển mổ bệnh cũng không bị mất sức trước khi mổ

- Làm tăng tỉ lệ sinh thường

- Giúp các sản phụ bị bệnh tim mạch, huyết áp, hô hấp có thể vẫn sinh thường được

- Sản phụ được theo dõi rất sát nhờ vào trang thiết bị cũng như đội ngũ y tế nên cuộc chuyển dạ có tính an toàn cao

- Thuốc tê có thể kéo dài để giảm đau sau đó nhiều giờ, và không ảnh hưởng đến em bé vì nó không qua nhau thai.

Có phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp này?

Phương pháp sinh này phù hợp với các sản phụ có các bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim…, nhưng lại không được áp dụng cho các sản phụ có bệnh lý liên quan đến cột sống, rối loạn đông máu. Những Đó là các chống chỉ định như: dị ứng thuốc tê, nhiễm trùng toàn thân nặng, rối loạn huyết động và các chức năng sống nặng, tiểu cầu

hoặc đang có tình trạng nhiễm trùng… Vì vậy, các bác sĩ sẽ khám rất kĩ sản phụ trước khi quyết định có áp dụng kĩ thuật này hay không.

Nhược điểm

- Thuốc tê có thể gây giãn mạch, tụt huyết áp, và có thể ảnh hưởng đến cung cấp máu cho thai nhi. Một số sản phụ có thể thấy buồn nôn, toát mồ hôi, mệt xỉu hay khó thở vì tụt huyết áp. Có thể phòng tránh bằng truyền dịch trước khi gây tê. Trong khi gây tê huyết áp mẹ và tim thai luôn được theo dõi sát sao liên tục.

- Thuốc phát tác nhanh và hết cũng nhanh, nên khi hết thuốc, sản phụ vẫn có cảm giác đau. Khi tử cung mở khoảng 3, 4 cm, bác sĩ mới tiêm gây tê, nếu sản phụ đẻ ngay thì không vấn đề gì nhưng cứ mở thế mà chưa đẻ được ngay thì lúc cuối vẫn có cảm giác đau.

- Giá thành không hề rẻ, khoảng 2 triệu đồng.

- Khi áp dụng phương pháp sinh thường không đau, một số sản phụ có thể gặp trạng thái nhức đầu, đau lưng , mất vân động chân tạm thời, các triệu chứng này không nguy hiểm và sẽ tự hết sau vài giờ. Hiếm hơn, một số người có thể có cảm giác lạ vùng mông, đùi (như kiến bò, rát bỏng) trong thời gian ngắn hậu sản và sau đó sẽ tự khỏi.

- Nhiễm trùng khoang NMC là 1 biến chứng nặng có thể xẩy ra, Tuy nhiên có thể thể giảm thiểu biến chứng này bằng cách tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc vô trùng. Ngoài ra Y văn còn ghi nhận các trường hợp tai biến chảy máu gây tụ máu NMC với tần suất thấp (0,04%). Có thể phát hiện chính xác biến chứng này bằng chụp công hưởng từ để có phương pháp xử lý thích ứng.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang