Giai đoạn hai là phát hồng ngoại. Ở quá trình phát hồng ngoại, nhiệt độ sẽ không tập trung một điểm cố định mà phân bổ đều ra nhiều hướng khác nhau (thân nồi, đáy nồi, nắp nồi). Nhờ sự phân bổ nhiệt như vậy, bếp chỉ có chức năng duy trì chứ không tiếp nhiệt nữa, đáy nồi không tập trung nhiệt nên thức ăn không bị cháy, cấu trúc thực phẩm không bị phá vỡ dù luộc không có nước.
Nguyên liệu: 500 gram rau muống, chỉ giữ phần non, chọn sau rạch, có nguồn gốc rõ ràng.
Cách làm:Rau rửa xong ngâm vào nước để giữ độ tươi. Vớt nguyên liệu ra, cho vào nồi, đậy nắp kín và bật lửa lớn (khoảng ¾ độ lửa của bếp).Sau 2 - 3 phút (hoặc lúc thấy hơi nóng phả mạnh xung quanh miệng nồi), giảm lửa nhỏ (còn 2 vòng lửa của bếp) hoặc canh độ lửa nhỏ sao cho vẫn còn hơi nóng thoát ra từ miệng nồi để rau tiếp tục chín đều.
Tiếp tục nấu đến khoảng 6 phút, tắt bếp và mở nắp. Cho dầu oliu vào để rau có độ bóng và một số vitamin sẽ tan trong chất béo, giúp rau có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, trộn đều và cho món ra dĩa thưởng thức.
Nguyên liệu: bông cải trắng, bông cải xanh, cà rốt, ớt chuông, cải thảo mỗi thứ 100 gram.
Cách làm:Rau củ rửa sạch, cắt khúc vừa ăn rồi ngâm vào thau nước để giữ độ tươi.Vớt nguyên liệu ra, cho vào nồi, đậy nắp kín và bật lửa lớn (khoảng ¾ độ lửa của bếp).
Sau 2 -3 phút (hoặc lúc thấy hơi nước phả mạnh xung quanh miệng nồi), giảm lửa nhỏ (còn 2 vòng lửa của bếp) hoặc canh độ lửa nhỏ sao cho vẫn còn hơi nóng thoát ra từ miệng nồi để rau, củ tiếp tục chín đều.Nấu tiếp đến khoảng 8 phút, tắt bếp và mở nắp. Cho dầu oliu vào để rau có độ bóng và một số vitamin sẽ tan trong chất béo, giúp rau củ có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, trộn đều và cho món ra dĩa thưởng thức.
6 phút hay 8 phút là khái niệm thời gian tương đối vì còn tùy vào loại rau củ luộc, dựa vào sự bốc hơi của nồi. Lúc đầu vặn lửa to (khoảng ¾ độ lửa của bếp) để nồi hấp thu nhiệt một cách tốt nhất. Khi nào hơi nóng bốc đều quanh miệng nồi thì mới giảm lửa nhỏ (vẫn đảm bảo lửa phủ đều mặt đáy nồi). Trường hợp không bốc hơi đều là do tích nhiệt chưa đủ.
Nguyên liệu: 500 gram khoai lang mới hái, 500 gram bắp ta còn tươi, lớp vỏ ngoài màu xanh chưa bị khô. Nên luộc riêng 2 nồi, vì luộc bắp cần 30 phút, khoai lang 25 phút mới chín.
Cách làm:Ngâm khoai, bắp trong nước trước khi cho vào nồi để khoai, bắp sau khi chín nhìn đẹp mắt, ngọt và mềm hơn. Nên luộc trên bếp ga và hạn chế mở nắp nồi để tăng hiệu quả bước sóng hồng ngoại và giữ độ bền thực phẩm (luộc không nước hạn chế sử dụng bếp hồng ngoại).
Khi luộc khoai hoặc bắp cần bật lửa lớn (khoảng ¾ độ lửa của bếp) trong 5 phút, sau đó giảm lửa và không phải đổ nước trong suốt quá trình nấu. Những củ khoai, trái bắp khi chín sẽ dậy mùi thơm, có độ dẻo cao, hạt bắp trong, vị ngọt tự nhiên, đậm đà.Khi luộc khoai và bắp, có thể xếp lớp lá dứa dưới cùng nồi để tạo mùi thơm cho thành phẩm. Sau khi nấu, nên tắt bếp và vẫn đậy nắp trong khoảng 5 phút để khoai và bắp chín đều, chín sâu hơn, đồng thời thấm đều mùi hương từ lá dứa.
Luộc khoai, bắp bằng cách này giúp thực phẩm không mất chất, giữ được dinh dưỡng và hương vị tự nhiên.
Nghiên cứu công bố năm 2009 của Trung tâm thông tin công nghệ sinh học (thuộc Viện Y học quốc gia Mỹ) cho thấy phương pháp luộc không cần nước giúp giữ lại nhiều dưỡng chất nhất so với xào, nấu, luộc với nước hay cho vào lò vi sóng.“Hầu hết các loại rau củ trong 20 loại khảo sát như bông cải, bí ngòi, cà rốt đều mất vitamin C, B1, các chất chống oxy hóa… Nhất là khi luộc trong nước, dưỡng chất giảm 50%. Phương pháp nấu không dùng nước giúp giữ lại trên 90% dưỡng chất”, khảo sát đưa ra kết luận.
Để đạt tỷ lệ lưu giữ chất dinh dưỡng cao sau khi nấu, các chuyên gia ẩm thực cho biết việc lựa chọn vật liệu nấu đóng vai trò quan trọng. Các dòng sản phẩm hỗ trợ phương pháp nấu không cần nước được đánh giá cao, giúp xây dựng thói quen giữ gìn sức khỏe ngay từ trong gian bếp.
Theo vnexpress.net
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.