Lý do nào khiến làn sóng Covid-19 bất ngờ suy yếu ở Nhật Bản và châu Phi?

Trong khi các quốc gia khác đang phải đối mặt với sự gia tăng đột biến về số ca nhiễm COVID-19 mới thì tại Nhật Bản, số ca mắc giảm đáng kể, kịch bản COVID-19 diễn ra ở châu Phi cũng khiến các quan chức y tế ngỡ ngàng.

Covid đang suy yếu một cách khó lý giải ở Nhật Bản

Vào tháng 8, Nhật Bản vẫn đang phải chịu làn sóng COVID-19 mạnh mẽ với đỉnh điểm khoảng 23.000 ca mỗi ngày. Nhưng ở những tuần gần đây, số ca mắc mới được báo cáo giảm đáng kể, dưới 140 ca. Sau khoảng 15 tháng thì đến ngày 7/11, không có trường hợp tử vong nào được báo cáo.

Các học giả chỉ ra nhiều khả năng dẫn đến tình trạng này, bao gồm tỉ lệ tiêm chủng cao trong dân số (chiếm tới 75,7% cư dân được tiêm chủng đầy đủ) và các yếu tố tiềm ẩn khác như biện pháp giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.

Làn sóng Covid-19 bất ngờ suy yếu ở Nhật Bản và châu Phi: Biến thể Delta

Quận Minami của Osaka vào ngày 25 tháng 10/KYODO

Tuy nhiên, lý do chính làm giảm số ca mắc COVID-19 mới ở Nhật Bản có thể liên quan đến sự suy giảm các biến thể SARS-CoV-2 tại đây, mà cụ thể là biến thể Delta. Theo báo Japan Times, mới đây một nhóm các nhà nghiên cứu do giáo sư Ituro Inoue thuộc Viện Di truyền quốc gia Nhật đưa ra một giả thuyết rằng chủng Delta ở Nhật đã "tự tuyệt chủng" trong quá trình lây lan và đột biến.

Chúng tôi bị sốc trước phát hiện của mình... Xét thực tế ca nhiễm ở Nhật không tăng trong thời gian qua, chúng tôi nghĩ vào một chu kỳ đột biến nào đó virus đã đi thẳng vào con đường tự diệt.

Cụ thể hơn, bộ gene của virus SARS-CoV-2 thay đổi với tốc độ khoảng 2 đột biến mỗi tháng. Nhưng chủng Delta ở Nhật tích lũy quá nhiều đột biến trên "protein sửa chữa" của nó gọi là nsp14. Kết quả là virus không kịp "vá lỗi" trong quá trình phân chia (trong cơ thể người bệnh) và dẫn đến tự diệt.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người châu Á có một loại enzym APOBEC3A được coi là có công dụng phòng vệ, tấn công các virus RNA (trong đó có nCoV) hiệu quả hơn so với người châu Âu và châu Phi.

Vì vậy, chuyên gia tại Viện Di truyền Quốc gia và Đại học Niigata đã khám phá cách protein APOBEC3A này ảnh hưởng đến protein nsp14 của nCoV. Họ muốn tìm hiểu liệu nó có ức chế được hoạt động của virus nói chung hay không.

Làn sóng Covid-19 bất ngờ suy yếu ở Nhật Bản và châu Phi: Biến thể Delta

Ituro Inoue, giáo sư tại Viện Di truyền Quốc gia Nhật Bản

"Chúng tôi bị sốc trước phát hiện của mình... Xét thực tế ca nhiễm ở Nhật không tăng trong thời gian qua, chúng tôi nghĩ vào một chu kỳ đột biến nào đó virus đã đi thẳng vào con đường tự diệt. Nếu virus còn sống và khỏe, ca nhiễm chắc chắn phải tăng vì khẩu trang và vắc xin không thể ngăn toàn bộ lây nhiễm" - giáo sư Inoue cho biết.

Giả thuyết của ông Inoue phần nào lý giải cho sự suy yếu bí ẩn của dịch bệnh tại Nhật Bản nhưng vị chuyên gia này cho biết, vẫn còn quá lạc quan để tin rằng virus SARS-CoV-2 sẽ trải qua sự suy giảm trên toàn cầu giống như ở Nhật Bản.

Dịch COVID-19 ở châu Phi giảm nhanh đến mức... không hiểu nổi

Châu Phi vốn là đại lục có điều kiện sống và y tế kém, bởi vậy, khi dịch COVID-19 xuất hiện và quét qua châu lục này, các quan chức y tế lo ngại nó sẽ giết hại hàng triệu người. Nhưng mọi chuyện lại không như thế.

Tại một khu chợ sầm uất ở thị trấn nghèo bên ngoài thành phố Harare, Zimbabwe, Nyasha Ndou cất khẩu trang trong túi, hàng trăm người khác chen lấn mua hàng mà không che mặt.

Giống với phần lớn khu vực ở Zimbabwe, tại đây, Covid-19 dường như đã lùi xa về quá khứ. Các cuộc mít tinh chính trị, buổi hòa nhạc và nhiều sự kiện lớn quay trở lại.

WHO đã mô tả châu Phi là "một trong những khu vực ít bị ảnh hưởng COVID-19 nhất trên toàn cầu".

Tình hình dịch COVID-19 tại châu Phi đang có phần lắng dịu. Dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy số ca nhiễm dịch ở châu lục này đã giảm kể từ tháng 7.

Nếu như tỉ lệ mắc mới ở Nhật Bản giảm là do hầu hết dân số đã được tiêm phòng đầy đủ thì tại châu Phi, chưa tới 6% người dân nơi đây được tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Tuy nhiên, dữ liệu của WHO cho thấy số ca tử vong ở châu Phi chỉ chiếm 3% tổng số ca tử vong toàn cầu, trong khi tỷ lệ tử vong ở châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 46% và 29%. Trong các báo cáo hằng tuần về đại dịch, WHO đã mô tả châu Phi là "một trong những khu vực ít bị ảnh hưởng COVID-19 nhất trên toàn cầu".

Làn sóng Covid-19 bất ngờ suy yếu ở Nhật Bản và châu Phi: Biến thể Delta

Mọi người tại một khu chợ sầm uất ở một thị trấn nghèo ở ngoại ô thủ đô Harare. Ảnh AP

Theo một số nhà nghiên cứu, dân số của châu Phi rất trẻ, độ tuổi trung bình là 20 (trong khi ở Tây Âu là 43). Bên cạnh đó, tỷ lệ đô thị hóa nơi đây thấp hơn, người dân có xu hướng dành thời gian ở ngoài trời nhiều nên có thể giúp tránh được tác động của virus SARS-CoV-2 tốt hơn.

Một điểm đáng chú ý khác nữa là tại cuộc họp của Hiệp hội Y học nhiệt đới và vệ sinh Mỹ tuần trước, các nhà nghiên cứu làm việc tại Uganda nhận thấy những bệnh nhân COVID-19 có tỉ lệ phơi nhiễm cao với bệnh sốt rét ít có nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong hơn. Jane Achan, cố vấn nghiên cứu cấp cao tại Malaria Consortium, đồng tác giả nghiên cứu, nhận định: "Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy rằng (từng mắc) sốt rét lại có tác dụng bảo vệ con người trước Covid-19".

Giải thích về điều này, Jane Achan cho rằng việc mắc sốt rét trong quá khứ có thể làm giảm bớt phản ứng miễn dịch quá mức (gây bão Cytokine) của bệnh nhân Covid-19. Phản ứng này thường dẫn đến đông máu, thuyên tắc phổi và tử vong.

Hiện các nhà khoa học đang tiến hành thêm một số nghiên cứu để xem liệu có thể có những giải thích khác hay không, như về mặt di truyền hoặc quá khứ nhiễm các bệnh ký sinh trùng...

Làn sóng Covid-19 bất ngờ suy yếu ở Nhật Bản và châu Phi: Biến thể Delta

Một người phụ nữ mỉm cười khi chơi với con mình tại một điểm nước ở ngoại ô thủ đô Harare. Ảnh AP/Tsvangirayi Mukwazhi)

Christian Happi, Giám đốc Trung tâm Gene và các Bệnh truyền nhiễm châu Phi, Đại học Redeemer, cho biết nhà chức trách đã quen với việc kiểm soát dịch bệnh ngay cả khi không có vắc xin. Mạng lưới y tế cộng đồng tại đây rất rộng lớn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa châu Phi không cần vắc xin. Salim Abdool Karim, chuyên gia dịch tễ tại Đại học KwaZulu-Natal của Nam Phi, cựu cố vấn chính phủ về Covid-19, cho biết việc tiêm chủng vẫn là cần thiết để phòng ngừa những làn sóng dịch tiếp theo. 

Devi Sridhar, Trưởng Khoa y tế công cộng tại Đại học Edinburgh nói: "Tôi nghĩ châu Phi có một kiểu tiếp cận khác. Các quốc gia chống Covid-19 với tinh thần khiêm nhường vì họ đã trải qua nhiều dịch bệnh như Ebola, bại liệt và sốt rét". Trong những tháng qua, dịch COVID-19 đã tấn công lục địa châu Phi và ước tính đã giết chết hơn 89.000 người.

Theo JapanTimes, Mirror, NYPost, Miamiherald

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang