Lý giải thú vị việc giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm ở Phú Thọ

Trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam hiện có trên 1.400 địa điểm có di tích thờ cúng các vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Tuy nhiên, việc giỗ Tổ hàng năm vẫn tổ chức ở tỉnh Phú Thọ.

Đã thành tục lệ quen thuộc, cứ 10/3 âm lịch hàng năm, hàng triệu con dân Việt Nam lại hành hương về mảnh đất Phú Thọ, về với đền Hùng. Tất cả đều náo nức dự lễ hội truyền thống trọng đại của dân tộc: “Giỗ Tổ Hùng Vương”.

Theo GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, Nhà nước đã có quy định về quy mô tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương, năm chẵn 5 năm một lần thì quy mô lớn hơn các năm lẻ. Hàng năm cứ đến ngày này, người dân ở khắp mọi miền đất nước lại về tỉnh Phú Thọ để thể hiện sự nhớ về cội nguồn trong ngày giỗ Tổ.

Hơn 3 triệu lượt khách đến Lễ hội Đền Hùng 2018 Lễ rước kiệu của các xã, phường, thị trấn vùng ven về Đền Hùng. Ảnh: TH

Hơn 3 triệu lượt khách đến Lễ hội Đền Hùng 2018 Lễ rước kiệu của các xã, phường, thị trấn vùng ven về Đền Hùng. Ảnh: TH

Theo truyền thuyết, Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai ở động Lăng Sương. Khi cưới Lạc Long Quân thì sống và sinh ra 100 người con ở nước Nam.

Sau đó, Lạc Long Quân mang 50 người con xuống biển, còn Âu Cơ mang 50 người lên non, trở về quê hương.

Âu Cơ sau đó cùng 50 người con suy phục lẫn nhau, tôn người con cả làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu.

Gian thờ Bà Âu Cơ ở tầng trệt của tổ đình Lạc Hồng (quận Gò Vấp - TP. HCM).

Gian thờ Bà Âu Cơ ở tầng trệt của tổ đình Lạc Hồng (quận Gò Vấp - TP. HCM).

Động Lăng Sương ngày nay thuộc huyện Thanh Thủy, Phú Thọ. Còn Phong Châu thì chưa rõ địa điểm chính xác, nhưng nhiều nhà sử học cho rằng nằm giữa khoảng từ thành phố Việt Trì đến khu vực Đền Hùng, Phú Thọ.

Hay nói cách khác, mảnh đất Phú Thọ chính là nơi khai sinh khởi thủy của quốc gia, nơi gây dựng nền móng tổ quốc, và là quê hương của Tổ mẫu giống nòi.

Cũng vì thế mà các thời đại sau cho xây dựng ở đây một khu di tích để tưởng nhớ nguồn gốc tổ tiên, trong đó đền Hùng ngày nay được đặt nền móng xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15), đền Hùng được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.

Một đền tưởng niệm các vua Hùng ở công viên lịch sử - văn hóa dân tộc thuộc TP HCM.

Một đền tưởng niệm các vua Hùng ở công viên lịch sử - văn hóa dân tộc thuộc TP HCM.

PGS.TS Bùi Quang Thanh - Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, một trong những người tham gia khảo sát và xây dựng bộ hồ sơ về Tín ngưỡng thờ Hùng Vương trình lên UNESCO cũng chia sẻ: Đất Tổ Hùng Vương ngàn năm lịch sử vốn được mệnh danh là di sản văn hóa với giá trị ẩn chứa tâm linh từ ngàn xưa của cả dân tộc.

Đền Hùng thuộc núi Nghĩa Lĩnh, Phú Thọ, khu di tích đặc biệt cấp quốc gia, được mệnh danh là di sản văn hóa của cả dân tộc, bởi nó mang trong mình cả những giá trị về cảnh quan di tích, lịch sử và giá trị tâm linh thiêng liêng đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam.

Đó là giá trị tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, người đã có công lập ra nước Văn Lang đầu tiên. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xuất phát từ quan niệm tín ngưỡng dân gian, lòng thành kính và thái độ biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, là kết quả của sự đan xen giữa lịch sử 4.000 năm nước Đại Việt và huyền thoại Hùng Vương.

Theo BTC, du khách năm nay đến chủ yếu dâng hương, không có tình trạng đốt vàng mã tràn lan.

Theo BTC, du khách năm nay đến chủ yếu dâng hương, không có tình trạng đốt vàng mã tràn lan.

Việc thờ cúng Hùng Vương đã tồn tại trong đời sống cộng đồng người Việt hàng ngàn năm nay và là nét đẹp của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỏ lòng biết ơn những bậc tiền nhân có công dựng nước. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương là đỉnh cao tâm thức dân tộc và Giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành lễ hội văn hóa lớn của dân tộc. Lễ hội Đền Hùng là sự thể hiện một tín ngưỡng trong tâm thức dân gian Việt Nam.

PGS.TS Bùi Quang Thanh cũng nhấn mạnh, trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam hiện có trên 1.400 địa điểm có di tích thờ cúng các vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương.

Như thế, đã từ hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trên địa bàn Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã là một đặc trưng trong tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt Nam và ăn sâu vào trong máu thịt của từng người con mang trong mình dòng máu Lạc - Hồng với truyền thuyết cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng nặng sâu tình nghĩa “đồng bào”.

Du khách thập phương dự Lễ hội Đền Hùng 2018. Ảnh: TH

Du khách thập phương dự Lễ hội Đền Hùng 2018. Ảnh: TH

Trong sâu thẳm tâm thức của mỗi người dân Việt Nam từ bao đời nay, vua Hùng là vị Tổ đã có công dựng nên quốc gia Văn Lang - Nhà nước đầu tiên, sơ khai của dân tộc Việt Nam. Vua Hùng chính là nguồn gốc tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam.

Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, tại khu vực thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2018 đã treo rất nhiều băng rôn, khẩu hiệu để tuyên truyền về Lễ hội.

Băng rôn, khẩu hiệu về Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2018 được treo ở các tuyến phố chính của thành phố Việt Trì.

Băng rôn, khẩu hiệu về Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2018 được treo ở các tuyến phố chính của thành phố Việt Trì.

Thông qua Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng, BTC lễ hội muốn hướng đến truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước,củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Bên cạnh những khẩu hiệu tuyên truyền về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cũng treo các băng rôn tuyên truyền về một lễ hội không khói thuốc.

Lực lượng CSGT luôn có mặt tại lối dẫn vào Đền Hùng nhằm đảm bảo an toàn giao thông quanh khu vực lễ hội.

Lực lượng CSGT luôn có mặt tại lối dẫn vào Đền Hùng nhằm đảm bảo an toàn giao thông quanh khu vực lễ hội.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Phú Thọ cho biết, băng rôn có dòng chữ “Hưởng ứng Lễ hội Đền Hùng không khói thuốc” là chương trình về phòng chống thuốc lá do trung tâm tuyên truyền.

“Chúng tôi treo khoảng 80 băng rôn như trên ở các trục chính của thành phố Việt Trì và các huyện. Đây là chương trình về phòng chống thuốc lá hàng năm. Chúng tôi muốn tuyên truyền đến người dân không nên hút thuốc lá”, vị đại diện Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Phú Thọ nói.

Bên cạnh đó, lực lương y tế được triển khai, sẵn sàng hộ trợ khách thập phương.

Bên cạnh đó, lực lương y tế được triển khai, sẵn sàng hộ trợ khách thập phương.

Ngoài ra, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, lực lượng chức năng cũng nhắc nhở những người hút thuốc ở khu vực cổng dẫn lên khu di tích Đền Hùng không nên duy trì thói quen đó vì dễ gây ảnh hưởng đến cộng đồng và có thể dẫn tới nguy cơ cháy rừng.

Được biết, lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay diễn ra trong 5 ngày từ 21 - 25/4/2018 (tức từ 6 - 10/3 Âm lịch) với sự tham gia của 4 tỉnh: Thái Nguyên, Kiên Giang, Bình Dương và Quảng Nam cùng tỉnh Phú Thọ là đơn vị tổ chức.

Theo giadinh.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang