Mắc bệnh ung thư máu, sản phụ mang thai được 3 tháng thường xuyên bị cảm sốt, không giữ được thai nhi

Thời điểm mang thai bé thứ 2, cô Liễu thường xuyên bị cảm sốt và thể trạng ngày càng suy giảm.

Bác sĩ Dương Chí Tân, bệnh viện National Taiwan University Hospital, mới đây chia sẻ về trường hợp một sản phụ là cô Liễu, sống tại Đài Loan. Thời điểm mang thai bé thứ 2, cô Liễu thường xuyên bị cảm sốt và thể trạng ngày càng suy giảm. Khi tình trạng không cải thiện, cô Liễu đã đến bệnh viện chuyên khoa khám và bủn rủn chân tay khi nghe chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu.

Mang thai được 3 tháng, sản phụ thường xuyên bị cảm sốt, đến bệnh viện khám được chẩn đoán mắc bệnh ung thư - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Khi nghe kết quả chẩn đoán, sản phụ khóc thét: "Làm sao tôi có thể mắc bệnh ung thư máu? Tôi chỉ nghe căn bệnh này trên tivi, những người mắc bệnh này đa số đều tử vong".

Bác sĩ Dương Chí Tân chia sẻ: "Kết quả xét nghiệm máu cho thấy số lượng tiểu cầu giảm, sản phụ được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp tính dòng tế bào tủy xương (AML)".

Cô Liễu nhanh chóng nhập viện điều trị và được thông báo tin dữ tiếp theo là thai nhi trong bụng không thể giữ. Sau 2 lần tiếp nhận hóa trị, cấy tế bào gốc, tình trạng của sản phụ đã ổn định.

Mang thai được 3 tháng, sản phụ thường xuyên bị cảm sốt, đến bệnh viện khám được chẩn đoán mắc bệnh ung thư - Ảnh 2.

Sau 2 lần tiếp nhận hóa trị, cấy tế bào gốc, tình trạng của sản phụ đã ổn định.

Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tế bào tủy xương là gì?

Bệnh bạch cầu là bệnh lý ác tính của hệ tạo máu. Bệnh xuất hiện khi các tế bào khỏe mạnh biến đổi và tăng trưởng quá mức kiểm soát. Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy (có tên tiếng anh là acute myeloid leukemia - AML) là tình trạng rối loạn quá trình sản xuất bạch cầu, hồng cầu, và / hoặc tiểu cầu. AML còn được gọi là bệnh bạch cầu cấp không lympho bên cạnh bệnh bạch cầu cấp dòng tủy.

Không như bạch cầu mãn dòng tủy, AML tiến triển nhanh và cần được điều trị sớm. AML xuất hiện ở mọi nhóm tuổi nhưng phổ biến nhất ở người lớn trên 65 tuổi. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy ở trẻ em hiếm khi được ghi nhận.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp dòng tủy chưa được biết rõ, nhiều yếu tố đã được xác định làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh, bao gồm:

- Tuổi tác: Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy phổ biến ở những người lớn tuổi và có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi. Hơn một nửa số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh trên 65 tuổi.

- Hút thuốc lá: Nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy tăng cao khi có phơi nhiễm với khói thuốc, ngay cả khi hít phải khói thuốc lá một cách thụ động.

- Đột biến gen: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh bạch cầu xuất hiện ở các thành viên trong cùng một gia đình do các đột biến gen có tính di truyền. AML xuất hiện phổ biến hơn khi có các bất thường có tính di truyền sau đây:

Hội chứng Down.

Hội chứng Li-Fraumeni.

Chứng thất điều - giãn mạch.

Thiếu máu Fanconi.

Hội chứng Wiskott-Aldrich.

Hội chứng rối loạn tiểu cầu có tính gia đình (Familial Platelet Disorder - FPD).

Theo Ettoday

 

Link bài gốc

Theo Tri Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang