Mách bạn cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà

Thức ăn nhiễm độc, chứa các chất bảo quản hoặc phụ gia…khiến tình trạng ngộ độc thức ăn ngày một phổ biến hơn, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay. Vậy khi gặp phải tình trạng này cần phải xử lý như thế nào? Làm sao để phòng chống được ngộ độc thực phẩm?

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân gây ngộ độc rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau:

- Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.

- Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (ví dụ: dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

- Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như: cá nóc, cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….

- Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm

Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp bao gồm:

- Ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy

- Đau bụng

- Sốt

- Mệt mỏi và thiếu năng lượng

- Chán ăn

- Đau cơ

- Ớn lạnh

Mách bạn cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà - Hình ảnh

Ngộ độc thực phẩm được chia làm 2 loại: Cấp tính và mãn tính. Trong đó:

- Ngộ độc cấp tính: Ngộ độc phát tác sau khi ăn với các dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài… Một số trường hợp không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong

- Ngộ độc mãn tính: Không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác sau khi ăn. Chất độc tích tụ lại trong cơ thể gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất. Lâu dần có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm chẳng hạn như ung thư.

Cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể trở nặng nếu không điều trị đúng cách. Khi bị ngộ độc thực phẩm, cần phải ngừng ăn lại ngay và cố gắng nôn để bỏ hết thức ăn độc ra bên ngoài. Cách nôn đơn giản mà hiệu quả là uống một hơi hết 1 cốc nước pha muối (0,9%) sau đó dùng tay móc họng hoặc ngoáy họng để gây nôn. Trường hợp không kịp pha nước muối có thể uống nước lọc rồi dùng ngón tay trỏ đè vào gốc lưỡi, ép cơ thể nôn ra các thức ăn trong dạ dày. Tiếp đó, nếu nôn ra được hầu hết các thức ăn nên để người bệnh nằm nghỉ nhưng cần phải theo dõi sát và thấy có triệu chứng lạ cần đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Mách bạn cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà - Hình ảnh 2

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà qua một số bài thuốc đơn giản mà hiệu quả sau đây:

- Trà gừng: Trà gừng đã được sử dụng để điều trị ngộ độc thực phẩm từ xa xưa cho đến tận bây giờ. Nếu bạn không muốn uống trà gừng, bạn có thể trộn gừng với mật ong hoặc thậm chí nhai gừng sống.

- Mật ong: Mật ong hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp cơ thể đào thải virus, vi khuẩn và độc tố từ thức ăn nhanh chóng. Bạn có thể uống vài thìa mật ong để ngăn cảm giác buồn nôn hoặc thêm mật ong vào thức uống và thưởng thức.

- Húng quế: Húng quế là kẻ thù lớn nhất của tất cả các vi sinh vật gây hại, nhờ đó có thể giúp điều trị ngộ độc thực phẩm nhanh chóng. Bạn có thể thêm vài thìa dầu húng quế nguyên chất vào bữa trưa hoặc thêm một nắm lá húng quế vào sữa chua Hy Lạp.

- Trà bạc hà: Trà bạc hà có công dụng thần kỳ giúp làm dịu dạ dày và đường tiêu hóa. Các vi dưỡng chất của bạc hà giúp bảo vệ thành dạ dày khỏi axit, đồng thời loại bỏ độc tố từ thức ăn.

- Chanh/ giấm táo: Chanh chứa các thành phần kháng khuẩn và kháng virus giúp đẩy lùi mọi vấn đề về dạ dày ruột. Hoặc bạn có thể sử dụng một chút giấm táo như một cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà. Giấm táo không được sử dụng phổ biến do mùi vị khó chịu. Tuy vậy, đây là một trong những bài thuốc trị đau bụng hiệu quả nhất. Bạn có thể hòa giấm táo với nước hoặc nước ép trái cây để dễ uống hơn.

- Tỏi: Tỏi chứa các thành phần chống nấm và kháng khuẩn hiệu quả nhất, có thể trị dứt điểm đau bụng và tiêu chảy chỉ trong vài giờ. Cách tốt nhất để dùng tỏi là ăn kèm với salad hoặc bánh mì.

- Chuối: Chuối có lẽ là thực phẩm làm dịu dạ dày phổ biến nhất, một phần là do hương vị thơm ngon của nó. Chuối còn giúp bổ sung kali sau khi bị tiêu chảy và nôn mửa.

- Sữa chua: Việc bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột sau khi bị ngộ độc thức ăn sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột. Sữa chua chính là thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi nhất. Hãy chọn các loại sữa chua chứa men vi sinh để tái thiết lập cân bằng lợi khuẩn trong dạ dày, đồng thời tăng cường sức khỏe đường ruột.

Tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang