Mẫu sổ chi tiêu trong gia đình – bí kíp quản lý tiền không sợ bị thất thoát

Lập một cuốn sở chi tiêu sẽ giúp bạn ổn định tài chính, biết mình đã tiêu tiền vào những việc gì, nên hạn chế những khoản nào để thoát khỏi tình trạng cháy túi.

Rất nhiều chị em phụ nữ thường không biết tiền của mình đã đi đâu, về đâu, tiêu vào việc gì. Mà nguyên nhân là do họ không có một cuốn sổ chi tiêu để quản lý những khoản thu chi cụ thể, chi tiết.

Lập một cuốn sở chi tiêu sẽ giúp bạn ổn định tài chính, biết mình đã tiêu tiền vào những việc gì, nên hạn chế những khoản nào để thoát khỏi tình trạng cháy túi. Bạn có thể tạo cho mình 2 loại sổ khác nhau để dễ quản lý là Sổ chi tiêu dài hạn và Sổ ngắn hạn.

Sổ chi tiêu dài hạn

Đây giống như một kế hoạch tài chính tổng quát cho 1 năm, 2 năm thậm chí là 5 năm. Trong cuốn sổ này sẽ bao gồm những khoản chi lớn cần thời gian dài để thực hiện như: mua nhà, đi su lịch nước ngoài, mua xe, chi phí học hành của con cái…

Một cuốn sổ chi tiêu dài hạn sẽ bao gồm các mục chính như:

Thu nhập

Số tiền

Ghi chú

Thu nhập trong 1 tháng

A triệu đồng

Với các khoản tiền lớn như mua nhà bạn phải tính toán trong 5 năm, 10 năm

Tổng thu nhập dự kiến trong 1 năm

A x 12 tháng = B triệu đồng

Khoản chi

Số tiền

Ghi chú

Chi tiêu cơ bản trong 1 tháng

Tiền nhà (nếu đi thuê), tiền đi chợ, nước, điện, sinh hoạt phí

Chi tiêu dành cho con cái

Tiền học, tiền ăn, sữa, đồ chơi, quần áo…

Đi du lịch

Ít nhất 1 năm/ lần

Tiền tiêu Tết, báo hiếu bố mẹ

Hiếu hỉ

Cưới hỏi, ma chay, sinh nhật… trong 1 năm

Khoản dự phòng cách chi phí phát sinh

Cộng thêm 5 -10% tổng các chi phí trên

Tổng chi dự kiến

C triệu đồng

Như vậy bạn có thể tính toán dự kiến chi phí cho gia đình trong 1 năm để có thể dự kiến được khoản tiền tiết kiệm cho các mục tiêu như mua nhà, mua xe… Nếu sau khi lập sổ, bạn thấy số tiền chi cao hơn khoản thu thì cần phải rà soát lại chi tiết các khoản để cắt giảm chi tiêu sao cho phải có một khoản  dù ít hay nhiều để tích lũy.

Sổ chi tiêu ngắn hạn

Sổ chi tiêu ngắn hạn chính là phần hiện thực hóa những tính toán của bạn đã lập ra trong sổ chi tiêu dài hạn. Cuốn sổ này sẽ giúp bạn nắm được những khoản chi tiêu cụ thể trong từng tháng để có kế hoạch điều chỉnh hợp lý. Bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây:

Các khoản tiền

Thu

Chi

Số dư

Ghi chú

Lương chồng

A

Lương vợ

B

Thu nhập ngoài (nếu có)

C

Tiền thuê nhà (nếu có)

D

Điện nước net

E

Tiền chợ  mỗi tuần x 4 tuần

Cố định 1 khoản tiền hàng tuần

Tiền học của con

Tiền sữa

Xăng xe

----

Phát sinh

Tổng cộng

Tùy vào các khoản chi tiêu của gia đình mà bạn có thể thêm vào cho đủ và hợp lý. Và bạn hãy nắm những bí quyết dưới đây để quản lý tiền bạc tốt nhất:

Thứ 1: Luôn trừ ra các khoản cố định phải trả liền ngay khi nhận lượng để tránh trường hợp chi tiêu thâm hụt.

Thứ 2: Chia nhỏ số tiền được phép chi tiêu mỗi tuần sau khi trừ các khoản cố định. Ví dụ tổng thu nhập của 2 vợ chồng là 15 triệu, thì sau khi trừ khoản cố định khoảng 6 triệu, còn 9 triệu hãy chia làm 4 phần bằng nhau, khoảng 2 triệu 1 tuần để có thể cân đối lại mỗi khi bị bội chi, tránh trường hợp cháy túi.

Thứ 3: Giữ vững nguyên tắc tiết kiệm trước chi tiền sau, tránh tình trạng vay nợ chỉ để tiêu xài.


Bạn có thể lập sổ chi tiêu trên giấy, lập theo file excel trên máy tính hoặc điện thoại để tiện cho việc quản lý.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang