Mẹ chồng quá quắt, chẳng lẽ con dâu không có một phần lỗi?

Cứ mãi trách mẹ chồng, nhưng nàng dâu đã bao giờ một lần nhìn lại mình?

Quan hệ mẹ chồng nàng dâu – không thể đổ hết lỗi lên đầu mẹ chồng

Gửi tác giả bài viết “Mẹ chồng  – nỗi ám ảnh muôn đời của cô dâu Việt”. Đúng là mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu từ xưa đến nay là điều không thể tránh khỏi. Nhưng xin thưa rằng đâu phải tự dưng mà mẹ chồng khó tính!


Cô con dâu cũng “không phải dạng vừa đâu”

Nếu như hình ảnh người mẹ chồng hiện lên trong bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” chẳng mấy tốt đẹp thì cô con dâu cũng thuộc vào hàng ngũ “không phải dạng vừa đâu”. Đó là một cô tiểu thư quen cách sống được cha mẹ ruột nuông chiều như công chúa. Từ nhỏ đến lớn chỉ biết đi học hành, vui chơi, lớn lên thì đi làm, giao du bạn bè mà không phải đụng tay đụng chân vào bất kỳ công việc nào cho nên chẳng biết gì về nội trợ, chăm sóc gia đình.


Con dâu luôn xem mẹ chồng là “cái gông” khi lấy chồng

Ngay ngày đầu tiên ra mắt, cô đã đến muộn lại còn để cho một mình mẹ chồng tương lại vào bếp. Lẽ thường tình, chỉ là bạn bè đến chơi, thăm nhà nhau cũng không được để người lớn một mình nấu cơm “phục vụ”. Thế nên, không chỉ vụng về mà cô con dâu trong bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” còn vô ý, vô tứ, thiếu tôn trọng người lớn. Như vậy thì có mẹ chồng nào lại không “nổi đóa” lên.

Chưa kể đến việc cô con dâu còn là một người không biết đối nhân xử thế, kém tinh tế trong mối quan hệ với mẹ chồng. Mỗi khi mẹ chồng có ý kiến hay mắng mỏ, cô liền “mặt nặng mày nhẹ” tỏ ra khó chịu, không hài lòng. Biết tính mẹ tiết kiệm, khi mua túi hàng hiệu tặng nhưng lại không chịu xé giá. Chưa kể cô còn có thái độ bất hợp tác, khó chịu ra mặt trước những lời nói, quyết định của mẹ chồng…

Bởi thế nên, nói đi thì phải nói lại. Mẹ chồng xoi mói, xét nét cũng là do con dâu quá vụng về, đểnh đoảng và thiếu hiểu biết.

Tâm lý con dâu luôn coi mẹ chồng là một cái “gông”

Cô con dâu trong “Sống chung với mẹ chồng” và cả những cô con dâu ngoài đời thực luôn có tâm lý xem mẹ chồng là một cái “gông”, thậm chí là “rào cản” hạnh phúc khi lấy chồng. Thế nên, ngay từ khi bước chân về nhà chồng đã có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với những lời nói, hành động của mẹ chồng.

Những nàng dâu luôn cảm thấy khó chịu vì bị mẹ chồng bắt bẻ từng lời nói, ăn uống, đi đứng, nói năng, nấu nướng… Nhưng họ lại không thể hiểu được tâm lý của các bà mẹ là luôn thương con, muốn con được chăm lo về mọi mặt, nhất là khi đó là đứa con trai duy nhất. Bởi thế nên, lẽ tự nhiên họ mong muốn con dâu – người sau này sẽ chăm lo cho con trai của mình phải đảm đang, chu toàn và tháo vát.

Dù khi ở nhà cùng bố mẹ đẻ là một cô “công chúa” được cưng chiều thì khi lấy chồng phải học cách chăm lo cho bản thân, cho gia đình riêng của mình. Những cô con dâu hiện đại chẳng cần phải biết làm mọi thứ, quán xuyến hết tất cả mọi việc nhưng ít nhất cũng phải biết nấu một bữa cơm tươm tất cho gia đình. Đừng viện lí do công việc bận rộn để nhờ vả mẹ chồng tất cả mọi việc từ cơm nước, dọn dẹp, giặt giũ…

Quan trọng nhất chính thái độ cư xử trước những khắt khe của mẹ chồng. Sẽ chẳng có sự cảm thông, yêu thương thật sự giữa mẹ chồng và nàng dâu nếu trước mặt thì vâng dạ, ạ thưa nhưng sau lưng thì nói xấu mẹ chồng, tìm mọi cách để kéo chồng đứng về phía mình, luôn nuôi ý định phản kháng, chống đối. Hãy luôn có tinh thần học hỏi và mong muốn hòa nhập vào cuộc sống mới cùng gia đình chồng. Tiếp thu những lời chỉ dạy bằng tinh thần cầu tiến, lễ phép, thương yêu và cảm thông cho mẹ chồng.

Cởi bỏ được tâm lí coi mẹ chồng là rào cản, là cái “gông” đeo vào người khi lấy chồng thì các nàng dâu mới nhận có cơ hội tháo bỏ được định kiến của mẹ chồng với mình.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang