Mẹ trẻ ở Hà Nội băn khoăn vì con vừa sinh ra đã có sẵn một chiếc răng

Hầu hết trẻ sơ sinh khi mới ra đời đều chỉ phần nướu và phải đến tháng thứ 4 trở lên trẻ mới bắt đầu mọc răng. Nhưng em bé sơ sinh này thì lại có sẵn một chiếc răng ngay từ khi mới ra đời.

Mới đây trên một group dành cho hội bỉm sữa, một bà mẹ đã chia sẻ hình ảnh em bé mới 18 ngày tuổi nhưng đã có sẵn một chiếc răng trong miệng từ khi ra đời. Hình ảnh thú vị này đã nhận được nhiều sự quan tâm của những bà mẹ khác.

Theo chị Hằng (Thụy Khuê, Hà Nội) người đã chia sẻ bức ảnh “gây bão” này cho biết: “Con vừa sinh ra, bác sĩ đã bảo có một chiếc răng nanh rồi. Mình nghe mọi người bảo theo dân gian thì gọi là “miệng ngậm ngọc”, sau này lớn lên con sẽ được phú quý. Thấy vậy cũng vui lắm, nhưng cũng hơi lo, vì răng không có chân chỉ sợ rụng ra lúc nào không biết con lại nuốt phải”.

Vừa sinh ra bé Chuối đã có sẵn 1 chiếc răng ở hàm dưới 

Bé Chuối sinh ngày 26/9/2017, nặng 2,65kg. Ngay khi ra đời, trong miệng bé đã có sẵn một chiếc răng ở hàm dưới. Theo các chuyên gia, răng đó gọi là răng sơ sinh. Chị Hằng cho biết rằng mặc dù bé có một chiếc răng “bất thường” nhưng không hề ảnh hưởng gì đến việc bú mẹ. Bé Chuối vẫn được mẹ cho bú hoàn toàn và không phải ăn sữa ngoài. Con tăng trưởng và phát triển tốt, không có dấu hiệu bị tổn thương nướu. Tuy nhiên chị vẫn cố gắng theo dõi kỹ, nếu chiếc răng khiến con bị đau hoặc vướng, chị sẽ tham khảo ý kiến bác sĩ về việc nhổ bỏ.

Mặc dù có một chiếc răng mọc bất thường nhưng bé Chuối vẫn bú mẹ rất tốt

Răng sơ sinh là gì?

Răng sơ sinh là loại răng đã mọc ngay từ lúc bé mới chào đời và có tỷ lệ khá hiếm, cứ 2000 đến 3000 ca sinh nở mới có một trường hợp có răng sơ sinh. Hầu hết răng sơ sinh đều là răng sữa và chỉ có dưới 10% là răng thừa. Răng sơ sinh thường gặp nhất là răng cửa dưới hoặc răng cửa trên. Răng sơ sinh thường nhỏ, mầm răng chưa phát triển hoàn toàn nên dễ bị bào mòn và có thể gây tổn thương nướu, lưỡi của bé, hoặc gây đau nú vú của mẹ khi bé bú.

Vì sao trẻ vừa sinh ra đã có sẵn răng?

Đến nay vẫn chưa có một bằng chính hoa học chính xác nào lý giải được điều này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy răng sơ sinh mang yêu tố di truyền. Cũng có những nghiên cứu lý giải hiện tượng răng sơ sinh là do sự rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc bất ổn tâm lý ở người mẹ trong thai kỳ hoặc yếu tố môi trường.

Có cần thiết phải nhổ bỏ răng sơ sinh ở trẻ?

Hiện tượng răng sơ sinh khá hiếm, nên mẹ cần cho bé thăm khám bác sĩ để nắm được tình trạng của răng. Không phải bất kỳ răng sơ sinh nào cũng cần loại bỏ. Một số trường hợp răng sơ sinh có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong những trường hợp dưới đây nên loại bỏ chiếc răng này để tránh gây tổn thương cho trẻ.

- Cấu trúc răng kém phát triển, lung lay quá mức làm tăng nguy cơ răng bị hít vào phế quản, phổi
- Bé gặp khó khăn khi bú
- Bầu vú mẹ bị tổn thương khi cho trẻ bú
- Răng gây ra các tổn thương, viêm loét ở lưỡi và niêm mạc miệng
- Răng thừa được xác định thông qua chụp X-quang nha khoa.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang