Mẹo vặt gia đình: Bị viêm xoang vẫn thoải mái ngồi điều hòa cả ngày chỉ với những cách sau

Điều hòa là một trong những nguyên nhân chính làm tỷ lệ mắc và tái phát bệnh viêm xoang ngày một tăng cao trong thời tiết mùa hè.

benh-van-phong

Điều hòa -sát thủ thầm lặng của bệnh viêm xoang. Ảnh Internet.

Vì sao điều hòa là “sát thủ” của bệnh viêm xoang?

Có lẽ chỉ những ai đã từng là nạn nhân của bệnh viêm xoang mới thấm thía được những cơn đau nhức, tê buốt ở trán, má, mũi mà bệnh mang lại. Việc thường xuyên khạc nhổ do mũi có mùi hôi khó chịu, nghẹt mũi, điếc mũi…khiến cho bệnh nhân gặp rất nhiều phiền toái trong giao tiếp cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Tưởng như mùa đông mới là thời điểm hoành hành của căn bệnh khó chịu này khi thời tiết khô lạnh. Vậy mà ngay giữa mùa hè, lượng người khốn đốn vì viêm xoang cũng không hề giảm.

Nguyên nhân là do vào mùa nắng nóng, ở công sở hay ở nhà chúng ta đều phải dùng điều hòa để làm mát. Theo các chuyên gia tai mũi họng, điều hòa có thể được coi là sát thủ thầm lặng của bệnh viêm xoang. Ngồi trong phòng điều hòa có nhiệt độ chênh lệch lớn với ngoài trời sẽ khiến cho mạch máu niêm mạc bị co lại, thân nhiệt giảm xuống gây mất cân bằng sinh nhiệt thích ứng của cơ thể, tạo ra các triệu chứng ngạt mũi, chảy dịch mũi, kích ứng niêm mạc hô hấp… ảnh hưởng đến khả năng làm sạch mũi xoang và gia tăng nguy cơ viêm xoang tái phát.

Bên cạnh đó, các ống điều hòa rất hay chứa vi trùng Legionella Pneumophila càng làm gia tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng và nhiễm trùng xoang.

benh-viem-xoang

Người bị viêm xoang nên chống chọi với điều hòa như thế nào?

Các chuyên gia về tai mũi họng chia sẻ rằng, trong những ngày nắng nóng thế này, việc sử dụng điều hòa ở các văn phòng là không thể tránh được. Để bảo vệ bản thân trước những tác hại không đáng có do máy lạnh gây ra và giảm đi triệu chứng khó chịu của viêm xoang, bạn nên tuân thủ theo một số nguyên tắc dưới đây khi ngồi trong phòng điều hòa.

Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: Nếu vừa đi ngoài nắng về, bạn không nên vào phòng điều hòa nhiệt độ thấp hơn bên ngoài ngay lập tức mà nên ngồi chờ một lúc. Đồng thời, khi đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp mà muốn ra ngoài, bạn nên mở cửa phòng, đợi một lúc cho quen với nhiệt độ môi trường rồi mới đi ra.

Nhiệt độ: Không nên để nhiệt độ phòng quá thấp hay quá chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài. Tốt nhất là không nên để dưới 26 độ C.

Làm ẩm phòng: Bạn có thể sử dụng máy phun sương, đặt một chậu nước trong phòng, đặt khăn ẩm gần nơi làm việc hoặc trồng cây xanh để tăng thêm độ ẩm cho phòng điều hòa, tránh làm khô niêm mạc mũi.

Vệ sinh điều hòa thường xuyên: vệ sinh định kì để tiêu diệt vi khuẩn, bụi bẩn có trong các ống điều hòa- nơi trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh.

Khi không bật điều hòa: Nên mở cửa phòng cho thông thoáng vì nguy cơ nhiễm khuẩn ở phòng kín cao gấp 2- 5 lần so với bình thường. Không nên bật điều hòa liên tục quá 4 tiếng. Mỗi ngày chúng ta nên tắt điều hòa ít nhất 2 lần để mở cửa cho không khí tù đọng thoát ra ngoài.

Thường xuyên đến bác sĩ tái khám: Khi có biểu hiện sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi, viêm xoang…bạn cần đi khám sớm và dùng thuốc theo đúng đơn bác sĩ chỉ định.

Ăn uống, tập luyện khoa học: người bị viêm xoang mãn tính nên tập thể dục thường xuyên, bổ sung thêm nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách sau để giảm triệu chứng của bệnh:

Vệ sinh hốc mũi bằng nước muối sinh lý: Bạn nên rửa từng bên lỗ mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc tự pha muối với nước ấm. Vệ sinh hốc mũi sạch sẽ hàng ngày sẽ khiến bệnh viêm xoang thuyên giảm nhanh chóng.

Xông hơi với nước nóng: Cách làm rất đơn giản: bạn đứng dưới vòi nước ấm khoảng 5-10 phút, 2 lần/ngày hoặc xông hơi với nước nóng như khi chúng ta bị cảm. Hơi nước có thể giữ được độ ẩm cho mũi, duy trì nhu động cho nhung mao niêm mạc xoang, giúp chất nhớt lưu thông và các xoang được dẫn lưu.

Massage sống mũi: Massage huyệt hai bên sống mũi sẽ giúp máu vùng xoang lưu thông và giảm đau.

Xì mũi đúng cách: Bạn nên xì từng bên lỗ mũi sẽ dễ dàng tống vi khuẩn ra ngoài hơn vì hỉ hai bên mũi cùng lúc có khả năng làm tăng áp suất ở tai trong, đưa ngược vi khuẩn vào sâu hơn trong xoang.

Nguồn: Tổng hợp.

Theo Làm Cha Mẹ

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang