Mọi đứa trẻ thích trì hoãn đều rất có tiềm năng: Nếu được cha mẹ hướng dẫn đúng đắn sẽ có triển vọng sau này

(lamchame.vn) - Không phải sự trì hoãn nào của trẻ cũng đều là điều xấu, cha mẹ cần có cái nhìn khách quan hơn.

Có một câu nói: "Những đứa trẻ hay trì hoãn đều là những tài năng tiềm ẩn, tương lai sẽ thành công hơn người".

Nhưng khi nghĩ về câu nói đó, không ít bậc phụ huynh vô thức hình dung ra cảnh con mình đang trì hoãn việc làm bài tập. Bài tập chỉ có một chút nhưng con lại mất tới 2 tiếng để hoàn thành, hay viết 1 câu văn đơn giản cũng mất tới 5 phút mới xong. Cha mẹ rất sốt rột khi nhìn thấy cảnh con mình học hành như vậy.

Một người mẹ chia sẻ: "Mỗi khi đến giờ con làm bài tập, nhà tôi như muốn nổ tung. Không biết con học kiểu gì mà chậm chạp quá thể. Nửa tiếng trôi qua mà vẫn chỉ có một dòng chữ, không biết đến bao giờ mới xong". 

Hay như một trường hợp khác: "Điều tôi sợ nhất là khi nhìn con làm bài tập, con làm bài siêu chậm. May mắn là bài làm của con khá tốt, chữ viết đẹp, đáp án đúng nhiều. Có lẽ con làm chậm là để cho chắc, hoàn thành bài được tốt hơn, dần dần tôi cũng quen rồi".

Mọi đứa trẻ thích trì hoãn đều rất có tiềm năng: Nếu được cha mẹ hướng dẫn đúng đắn, trẻ sẽ có triển vọng lớn sau này - Ảnh 1.

Cha mẹ cần hiểu nguyên nhân trì hoãn của trẻ.

Nói về việc trẻ trì hoãn, các bậc phụ huynh có thể nói cả ngày không hết lời. Sự trì hoãn của trẻ không chỉ thể hiện ở việc học và làm bài tập mà còn ở nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Dậy muộn, mặc quần áo chậm, đánh răng chậm, thậm chí cả đi lại cũng chậm...

Vì vậy, để khắc phục tật xấu trì hoãn của con, hầu hết các bậc phụ huynh đều sử dụng cách thúc giục. Họ cho rằng, trẻ không tự giác thì người lớn phải đốc thúc. Nhưng thực tế, dù có thúc giục hay giám sát đến đâu thì cách làm này cũng chỉ giải quyết được phần ngọn, không giải quyết được gốc rễ vấn đề, đối với những đứa trẻ hay trì hoãn thì hoàn toàn vô hiệu.

Nói cách khác, trẻ đã "miễn dịch" với sự thúc giục của cha mẹ, dù có nói gì đi nữa thì chúng vẫn cứ làm theo ý mình, giữ nguyên thái độ. Điều đáng buồn nhất là cha mẹ đã nóng lòng sốt ruột, còn trẻ vẫn thản nhiên, cuối cùng người tổn hại nhất lại chính là cha mẹ.

Vậy tại sao cha mẹ lại không thử đổi góc nhìn?

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Erica Reischer nói rằng: "Đứa trẻ nào không biết trì hoãn mới là đứa trẻ thực sự có vấn đề. Bởi vì trì hoãn là một giai đoạn phát triển tất yếu của trẻ, trẻ cần có thời gian để cảm nhận sự tuần tự của mọi việc theo nhịp điệu riêng của mình. Sự trì hoãn là một trong những bản năng quý giá nhất của trẻ".

Tại sao trì hoãn lại là thiên tính quý giá nhất của trẻ? 

Những đứa trẻ hay trì hoãn đều là những tài năng tiềm ẩn, lý do là vì:

1. Trẻ hay trì hoãn thực chất là những đứa trẻ "biết suy nghĩ"

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Erica Reischer đã nói rằng: "Chính vì trì hoãn mà trẻ có thể tập trung vào việc mình đang làm, đạt đến trạng thái quên mình. Mà sự tập trung và quên mình chính là những tố chất quan trọng cho việc học hỏi và khám phá".

Vì vậy, xét về khía cạnh làm việc, trẻ trì hoãn có thể làm việc chậm hơn, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng có khả năng tư duy độc lập. Có thể quá trình trì hoãn chính là lúc trẻ đang suy nghĩ về vấn đề đó, khi đã có câu trả lời trong đầu, chúng sẽ bắt tay vào thực hiện một cách nghiêm túc.

Chỉ riêng khả năng tư duy xuất sắc cũng đã đặt nền tảng cho tương lai của trẻ, giúp chúng vượt trội so với nhiều người. Những người biết suy nghĩ thường có suy nghĩ rất tỉ mỉ, tương lai của họ chắc chắn sẽ rất rộng mở.

Mọi đứa trẻ thích trì hoãn đều rất có tiềm năng: Nếu được cha mẹ hướng dẫn đúng đắn, trẻ sẽ có triển vọng lớn sau này - Ảnh 2.

2. Trẻ hay trì hoãn có thể có ý kiến riêng của mình

Người ta thường nói rằng, trẻ con ngày nay không có ý kiến riêng, mọi việc đều muốn hỏi ý kiến cha mẹ. Nhưng trẻ hay trì hoãn thì khác, chúng vẫn giữ được sự bình tĩnh khi bị cha mẹ thúc giục. Điều này cho thấy trẻ có suy nghĩ riêng và có thể giữ vững lập trường của mình.

Trẻ có nhịp độ làm việc riêng, không dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài và chúng dễ thành công hơn. Là cha mẹ, chúng ta nên cảm thấy may mắn khi con mình có những khả năng này và tin rằng con đang học cách độc lập.

Tất nhiên, trì hoãn cũng cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể, không phải mọi sự trì hoãn đều tốt. Mọi thứ phụ thuộc vào sự quan sát và hướng dẫn của cha mẹ. Chúng ta cần quan sát con cái một cách lý trí để đánh giá xem sự trì hoãn của con là tốt hay xấu. Nếu trì hoãn chỉ để trốn tránh nhiệm vụ thì chắc chắn là không được.

Muốn biến sự trì hoãn của con thành động lực, cha mẹ cần làm gì?

Dưới đây là 4 bước hướng dẫn mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Giúp con làm quen với thời gian

Hầu hết trẻ em trì hoãn là do chúng chưa có khái niệm về thời gian, không biết cách sắp xếp và sử dụng thời gian hợp lý. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ cần cùng con làm quen với thời gian, sử dụng đồng hồ cát, đồng hồ đếm giờ để giúp con hình thành khái niệm về thời gian.

Mọi đứa trẻ thích trì hoãn đều rất có tiềm năng: Nếu được cha mẹ hướng dẫn đúng đắn, trẻ sẽ có triển vọng lớn sau này - Ảnh 3.

Bước 2: Hướng dẫn con lập kế hoạch

Ngoài việc làm quen với thời gian, cha mẹ còn cần dạy con cách lên kế hoạch hợp lý. Bắt đầu từ thời gian thức dậy buổi sáng cho đến khi đi ngủ vào ban đêm, mỗi khoảng thời gian đều phải được sử dụng hiệu quả. Điều này không chỉ giúp con rèn luyện tính kỷ luật mà còn giúp con khắc phục thói quen trì hoãn.

Lưu ý: Kế hoạch này phải được lập cùng con, không phải do cha mẹ tự quyết định.

Bước 3: Thúc giục con khi cần thiết

Càng thúc giục con, con càng dễ nổi loạn. Tuy nhiên, nếu con đang làm việc gì đó không liên quan đến nhiệm vụ, cha mẹ vẫn có thể nhắc nhở con, nhưng cần chú ý về thời điểm và số lần nhắc nhở, không nên quá khắt khe.

Ngoài ra, nếu con trì hoãn vì đang suy nghĩ thì không cần phải thúc giục. Cha mẹ cần chọn thời điểm thích hợp để nhắc nhở con, như vậy mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Bước 4: Tận dụng sở thích của con để rèn luyện hiệu quả việc học

Cha mẹ cần tìm hiểu xem con mình thích gì và lấy đó làm điểm bắt đầu để từ từ sửa đổi thói quen trì hoãn của con.

Ai cũng biết rằng khi làm những việc mình thích, bản thân sẽ rất hào hứng. Vậy tại sao không tận dụng điều này để điều chỉnh thái độ và tốc độ làm việc của con?

Tóm lại, trì hoãn không hoàn toàn là một điều xấu, mà nó còn thể hiện khả năng tư duy độc lập của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần có những hướng dẫn phù hợp để giúp con chuyển hóa sự trì hoãn thành động lực.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang