Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt nhiều làng xã ở Quảng Bình

Mưa lớn trong 2 ngày đã khiến nhiều khu vực tại tỉnh Quảng Bình bị ngập, nhiều tuyến đường bị chia cắt.

Ngày 17-10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết, do ảnh hưởng của mưa lớn diện rộng sau 2 ngày 16 và 17/10 đã khiến nhiều tuyến đường bị chia cắt, ngập lụt tại một số địa phương.

Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt nhiều làng xã ở Quảng Bình - Ảnh 1.

Nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt do ngập lụt

Tại huyện Minh Hoá, nước sông dâng cao, chảy xiết khiến các tuyến đường vào 7 bản thuộc địa phương này bị chia cắt. Có nơi nước ngập đến 1 mét, người và phương tiện không lưu thông được.

Tại xã Tân Hóa (huyện Minh Hoá) cầu tràn bến Seeng bị ngập, chia cắt 2 thôn 4 và 5 Yên Thọ.

Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt nhiều làng xã ở Quảng Bình - Ảnh 2.
 
 
 

Nhiều tuyến đường được rào chắn, cảnh báo nguy hiểm, nghiêm cấm người qua lại.

Tại huyện Bố Trạch, ngầm Cầu Bùng ở xã Hưng Trạch ngập 1,2m. Các địa phương khác bị ngập sâu, chia cắt. Các đơn vị chức năng đã tổ chức chốt chặn, cảnh báo người dân không qua lại tại các điểm ngập lụt.

Quốc lộ 15 nước ngập lên đến 1,2 - 1,6m; Quốc lộ 9B tắc đường tại các ngầm tràn ở vị trí Km 41+900, Km 43+700, mực nước ngập khoảng 30 - 40cm, người dân nghiêm cấm qua lại những nơi này vì rất nguy hiểm.

Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt nhiều làng xã ở Quảng Bình - Ảnh 4.

Tuyến đường huyết mạch tại huyện Bố Trạch bị sạt lở nghiêm trọng.

 
 

Nhiều nơi của tỉnh Quảng Bình chìm trong nước lũ.

Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt nhiều làng xã ở Quảng Bình - Ảnh 6.
 
Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt nhiều làng xã ở Quảng Bình - Ảnh 7.

Xã Quảng Thanh (huyện Quảng Trạch) nhiều nơi nước ngập vào tận nhà.

Theo thống kê, toàn tỉnh Quảng Bình có hơn 18.000 hộ với gần 66.000 người cần di dời; có 39 điểm nguy cơ sạt lở cao tại 7 huyện, thị xã với tổng số 501 hộ/1.903 khẩu cần di dời khẩn cấp để tránh sạt lở đất.

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các đơn vị, lực lượng thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức trực ban 24/24, tham mưu kịp thời khi có sự cố xảy ra; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn; chuẩn bị đầy đủ vật chất, trang bị, phương tiện, nhiên liệu, vật tư y tế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được ngay khi có tình huống.

 

 

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang