Muốn con bằng bạn bằng bè, mẹ không ngần ngại ép con 7 tuổi đi học thêm từ 7 giờ sáng, ăn mỳ cho kịp 4 ca học một ngày

Một nền tảng vững chắc để con thành công trong tương lai là điều bố mẹ nào cũng muốn. Để làm được điều đó, không ít bố mẹ đã ép con còn nhỏ tuổi học ngày học đêm với mục đích để con chiến thắng ngay từ vạch xuất phát.

Lo lắng cho tương lai của con là điều hiển nhiên của mọi bậc phụ huynh. Mỗi gia đình sẽ có một cách lựa chọn khác nhau con đường đi tới thành công của con cái. Trong đó có không ít cha mẹ đã vẽ ra vạch xuất phát để hướng con theo một con đường định sẵn. Ở đó, đứa trẻ được tôi luyện rèn giũa ngay từ nhỏ để luôn đảm bảo có được sự xuất phát thành công.

Đứa trẻ đó, bên cạnh việc tiếp thu một khối lượng kiến thức bài vở khổng lồ ở trường học còn phải học thêm vô số những môn năng khiếu khác cho bằng bạn bằng bè. Kết quả là ngày nghỉ cũng không có, cả tuổi thơ chỉ có học và học mà thôi.

Ngày nghỉ chỉ để đi học ngoại khóa

Trường hợp của cô bé 7 tuổi Tang Xiaoying, con của một gia đình trung lưu ở Bắc Kinh dưới đây là một điển hình của tình trạng trên. Luôn muốn con không thua kém bạn bè, mẹ cô bé đã ép con gái học thêm đủ các môn ngoại khóa dù bản thân cô bé chưa chắc đã thấy hứng thú.

Sáng thứ 7 nào cũng vậy, 7h sáng là cô bé Tang Xiaoying cũng bị mẹ đánh thức và giục "Nhanh lên, đã quá muộn rồi!". Ngay sau đó, cô bé tự vệ sinh, thay quần áo và sẵn sàng tinh thần tham gia 4 lớp học thêm cố định vào thứ 7 hàng tuần, sau những ngày học bình thường trên lớp.

Từ 9-10h sáng, Tang Xiaoying sẽ tham gia lớp học đàn ukulele trong ánh mắt theo dõi của người mẹ.

Muốn con bằng bạn bằng bè, mẹ không ngần ngại ép con 7 tuổi đi học thêm từ 7 giờ sáng, ăn mỳ cho kịp 4 ca học một ngày - Ảnh 1.

Tang Xiaoying ở lớp học đàn.

Từ 11-12h, Tang Xiaoxuan đến nhà của giáo viên thanh nhạc để luyện giọng và học cách điều chỉnh khẩu hình.

Trong thời gian nghỉ trưa ngắn ngủi, hai mẹ con chỉ kịp ăn mỳ và phải ăn một cách nhanh chóng bởi vì vẫn còn các lớp học khác cần theo học. Mẹ cô bé lo lắng sợ con muộn học.

Từ 1-3h chiều, Tang Xiaoxuan học múa ba lê tại một trung tâm thanh thiếu nhi. Mồ hôi của cô bé rơi đẫm sàn nhà khi thực hiện các động tác múa.

Muốn con bằng bạn bằng bè, mẹ không ngần ngại ép con 7 tuổi đi học thêm từ 7 giờ sáng, ăn mỳ cho kịp 4 ca học một ngày - Ảnh 2.

Dù nhanh chóng di chuyển ngay sau khi kết thúc giờ học múa, cô bé vẫn đến trễ trong giờ học tiếng Tây Ban Nha. Buổi học kéo dài 3 giờ đồng hồ với một loạt bài tập về ngữ pháp và giao tiếp. Cho đến chiều tối, cô bé mới kết thúc buổi học, có được khoảng thời gian nghỉ ngơi.

Theo lời của Zhang Wei, mẹ cô bé, mỗi thứ 7 hàng tuần đưa con đi học đều tưởng như mình giảm đi vài cân vì hai mẹ con phải chạy đua trên đường và lo lắng khi dõi theo con ở lớp học.

Nhưng có lẽ cô bé Tang Xiaoying mới là người phải chịu áp lực nhiều hơn khi dù không thích tham gia những lớp học thêm như thế này nhưng cô vẫn phải cố gắng hết sức vì sợ "mẹ sẽ buồn".

Trong khi đó, người bố luôn ủng hộ đứa trẻ có một tuổi thơ hạnh phúc, đã nhiều lần nói với vợ rằng con gái có quá nhiều lớp học và có quá ít thời gian để chơi. Nhưng lần nào, mẹ cô bé sẽ kể rằng, bạn này bạn kia trong lớp con gái học nhiều hơn, nếu con gái không học thêm sẽ không theo kịp các bạn. Cô sợ con gái thua các bạn ngay từ vạch xuất phát.

Có một nỗi ám ảnh mang tên "lớp học ngoại khóa"

Ở Bắc Kinh, không có gì lạ khi một phụ huynh như Zhang Wei lấp đầy tuổi thơ của con cái bằng những lớp học năng khiếu. Theo một khảo sát, năm 2018, 80% gia đình trung lưu đã đầu tư hơn 20 triệu đồng vào chương trình ngoại khóa, và 50% gia đình đầu tư hơn 50 triệu đồng. Hầu hết họ tin rằng, việc theo đuổi các lớp học năng khiếu có thể đảm bảo cho sự thành công của những đứa trẻ trong tương lai.

Sự tồn tại của lớp năng khiếu là cần thiết. Ý nghĩa ban đầu của nó cũng là giúp trẻ khai thác điểm mạnh, trau dồi tính khí và nhiều kỹ năng hơn dù có thể không có lợi cho tương lai. Tuy nhiên, trong câu chuyện của Tang Xiaoying, chúng ta chỉ thấy một cô bé mệt mỏi bị đẩy về phía trước bởi một người mẹ lo lắng.

Muốn con bằng bạn bằng bè, mẹ không ngần ngại ép con 7 tuổi đi học thêm từ 7 giờ sáng, ăn mỳ cho kịp 4 ca học một ngày - Ảnh 3.

Hãy để con tham gia lớp học ngoại khóa theo ý thích.

Nhà tâm lý học Justin Coulson cho rằng cha mẹ thời nay thường làm mọi cách khuyến khích con mình học nhiều và trở nên vượt trội, trở thành đưa trẻ tốt nhất. Nhưng đồng thời, cha mẹ cũng cần phải ghi nhớ rằng ép buộc con của bạn vào những việc quá khó so với con thì cũng có khả năng làm cho con sẽ vụn vỡ dưới áp lực.

Dù bạn chỉ muốn con cái có được mọi lợi thế và cơ hội để chúng có cuộc sống tuyệt vời hơn, nhưng cuộc sống thì luôn luôn thay đổi và không ai có thể có mọi lợi thế cả. Đừng lấp đầy tuổi thơ của con bằng những lớp học.

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang