Nhưng thực ra, kiến thức tài chính là hành trang cần thiết đối với trẻ, vấn đề là thời điểm nào phù hợp để trẻ tiếp cận nó.
Giáo dục về tài chính trong gia đình bắt đầu bằng việc bố mẹ hiểu rõ về giá trị đồng tiền của mình, tình hình tài chính hiện tại và kỳ vọng vào tương lai.
Hãy nghĩ về cảm xúc, trải nghiệm và hành vi của chính bạn liên quan đến tiền bạc, sau đó làm mẫu cho những ưu tiên của mình, có thể giúp bạn cân nhắc kỹ những bài học dạy cho con.
Khi bạn bắt đầu nêu rõ các giá trị của mình xung quanh tiền bạc và của cải, hãy quyết định những gì bạn muốn truyền lại cho con và những gì không còn phục vụ bạn nữa.
Khi trẻ mới tập đi, cha mẹ thường muốn ngăn trẻ bị ngã, nhưng việc giám sát quá nhiều có thể cản trở sự tiến bộ của trẻ. Điều này cũng áp dụng cho việc trẻ học về tiền bạc; chúng cần một môi trường an toàn để phạm sai lầm và xây dựng kiến thức của mình.
Các kỹ thuật giảng dạy thành công bao gồm:
- Hướng dẫn và giám sát, không chỉ đạo và ra lệnh.
- Khen ngợi những hành vi tốt và coi sai lầm như một cơ hội học hỏi.
- Hãy nhất quán, công bằng và sẵn sàng lắng nghe.
- Làm mẫu những hành vi bạn muốn thấy ở trẻ.
- Họp gia đình thường xuyên để thảo luận về các chủ đề này.
- Hướng dẫn kiến thức tài chính cụ thể theo độ tuổi của các bé.
Nuôi dạy con là một nghệ thuật, không phải khoa học và chỉ có bạn mới biết cách tiếp cận những cuộc trò chuyện này tốt nhất dựa trên độ tuổi, tính cách và mức độ trưởng thành của con bạn.
Đừng nản lòng nếu bạn chưa bắt đầu. Phần lớn hướng dẫn dưới đây áp dụng cho mọi lứa tuổi.
Trẻ mẫu giáo
Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu dạy trẻ về tiền bạc. Trẻ nhỏ tiếp thu mọi điều bạn nói và làm, vì vậy hãy cân nhắc về cách bạn nói và tương tác với tiền trước mặt chúng.
Quyết định trước cách bạn sẽ xử lý việc mua hàng, từ yêu cầu nhỏ về một gói kẹo ở quầy thanh toán đến các yêu cầu lớn hơn về quà tặng sinh nhật và ngày lễ.
Trẻ tiểu học
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đến lớp một, trẻ em có thể xếp hạng mức độ giàu có của các bạn cùng lớp dựa trên ngôi nhà chúng sống và phương tiện mà cha mẹ chúng sử dụng.
Ngay cả khi bạn không nói chuyện với con về tiền bạc, chúng vẫn rất nhạy bén và nắm bắt được các tín hiệu.
Khi bạn tiếp tục xây dựng kiến thức dựa trên các bài học trước đó, hãy cân nhắc việc kết hợp các công cụ kỹ thuật số để củng cố bài giảng của bạn.
Trẻ học cấp 2 và cấp 3
Thanh thiếu niên hiện nay ngày càng độc lập hơn với những mong muốn, nhu cầu và quan điểm ngày càng phát triển, vì vậy điều thực sự quan trọng là phải suy nghĩ kỹ về mục đích và các thông số của khoản trợ cấp mà bạn cung cấp cho con.
Hãy xem xét những mục nào con bạn phải chịu trách nhiệm chi trả, kiểm tra con số này mỗi năm và mời con thương lượng với bạn. Đây là sự đào tạo tuyệt vời cho sự nghiệp tương lai của trẻ.
Khuyến khích trẻ ở độ tuổi này mở tài khoản đứng tên mình. Đây là một nơi tuyệt vời để gửi tiền lương từ công việc vặt và có thể được sử dụng để chi trả các chi phí ở trường cũng như các mong muốn và nhu cầu khác của trẻ.
Lứa tuổi thanh niên
Khi con bạn bước vào tuổi trưởng thành, bạn vẫn có thể hỗ trợ chúng phát triển thói quen quản lý tiền bạc lành mạnh khi chúng hướng tới sự độc lập về tài chính.
Không xa rời thực tế
Khi thực hiện thử thách dạy trẻ về tiền bạc, điểm mấu chốt là bố mẹ phải kiên nhẫn với chính mình và phải thực tế. Dạy trẻ về tiền bạc và sự giàu có rất phức tạp và không có cách nào đúng đắn nhất để làm điều đó. Vậy nên phải cần bắt đầu với các giá trị của chính bạn và tiến về phía trước từ đó.
Khi bạn đã hiểu được những điều cơ bản về ngân sách và đầu tư, hãy nghĩ về điều gì thực sự quan trọng nhất với bạn:
Đó có phải là lòng biết ơn đối với những gì bạn có? Nếu vậy, hãy nhấn mạnh đến sự phục vụ, sự đồng cảm và giúp đỡ những người khác khi cần.
Đó có phải là sự tự túc và kiên cường? Nếu vậy, hãy nhờ những người bạn đáng tin cậy dành vài giờ mỗi năm với con bạn để thảo luận về sự nghiệp của chúng và những chặng đường chúng đi đến thành công, bao gồm cả những cú ngã và thất bại trên hành trình.
Theo ubs.com
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.