Đôi khi không phải vì cha mẹ không quan tâm tới con cái mà lại quan tâm quá mức. Điều này thường được nhân danh dưới dạng tình yêu vô bờ bến mà cha mẹ dành cho con mình. Mặc dù vậy, kiểu quan tâm này lại để lại nhiều hệ luỵ khôn lường. Muốn biết con cái có đang bị cha mẹ kiểm soát quá mức hay không, hãy thử kiểm tra những dấu hiệu bên dưới.
1. Trẻ không có khả năng chống chịu khó khăn, thiếu khả năng tự chăm sóc cơ bản
Đứa trẻ giống như bảo bối của gia đình, làm gì cũng sợ chúng bị đau, bị tổn thương. Vì thế, cha mẹ nóng lòng muốn giúp con mọi việc, con chậm ăn thì vội đút cho con ăn vì sợ đói, con muốn leo trèo thì sợ con ngã không cho chơi. Cha mẹ tưởng chừng thương con nhưng không biết rằng mình đang làm hại con mình.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng, hãy để trẻ tự đảm nhiệm trách nhiệm của chính mình. Vì trẻ chưa được học nên không thể làm được việc gì, không chịu được thất bại, thường phàn nàn tại sao người khác không giúp đỡ mình. Tất cả những điều này đều do trẻ từ nhỏ đã quen được giúp đỡ.
Khả năng tự chăm sóc của những đứa trẻ này đặc biệt kém, thậm chí chúng còn không thể tắm rửa và nấu ăn nên không thể sống một mình. Thậm chí có những đứa trẻ học hành chăm chỉ hơn chục năm, cuối cùng được nhận vào đại học lại phải nghỉ học về nhà vì không thể tự giặt quần áo, thật đáng tiếc phải không?
Khả năng chống chọi lại khó khăn, vượt qua thất bại là điều rất quan trọng cần rèn luyện cho trẻ em trong xã hội ngày nay. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp chỉ vì cha mẹ nuông chiều con cái quá mức, khiến chúng không có khả năng tự chăm sóc bản thân ở mức cơ bản, chỉ cần xa cha mẹ chút là không thể làm được việc gì, đây là điều hoàn toàn không tốt cho một đứa trẻ.
2. Khả năng tự chủ kém, cần có sự giám sát của cha mẹ để làm tốt
Một người mẹ than phiền rằng, lúc nào mình cũng phải nhắc nhở con mình, vì nếu không nhắc nhở thì nó không bao giờ làm. Dù ăn cơm, tắm rửa, học hành hay bất cứ việc gì cũng cần đợi mẹ nhắc nhở vài lần thì mới chịu làm. Nếu không thúc giục thì tình trạng lại chây ì, lười biếng, trẻ ngày càng tệ đi. Đây cũng là điều khổ tâm của nhiều bậc phụ huynh.
Chúng ta đều hy vọng con cái có thể chủ động làm việc một cách tích cực, tự mình làm việc là có kỷ luật tự giác, nhưng dựa vào sự thúc giục từ bên ngoài là điều không nên. Chỉ khi trẻ tự rèn luyện được tính tự giác thì chúng mới thực sự làm chủ cuộc sống của chính mình.
Đây cũng là dấu hiệu trẻ đang ỷ lại vào cha mẹ và cha mẹ cũng đang có dấu hiệu kiểm soát con mình quá mức.
3. Trẻ có tâm lý nổi loạn, muốn đối đầu với cha mẹ
Điều phiền toái nhất của cha mẹ là sự nổi loạn của con cái. Nếu cha mẹ nói hướng đông, trẻ muốn đi về hướng tây. Tại sao lại xảy ra tình trạng này?
Bạn có biết rằng, nếu quả bóng rổ chạm đất càng mạnh thì độ bật lại của nó càng lớn không? Tương tự như vậy, nếu cha mẹ kỷ luật con quá khắc nghiệt, con sẽ phản kháng mạnh mẽ hơn.
Vì vậy, đôi khi, cha mẹ cứ giục con nhanh lên nhưng con lại muốn đi chậm hơn. Nếu bạn thúc giục con hoàn thành bài tập về nhà thật nhanh, chúng sẽ có xu hướng lề mề không muốn ngồi vào bàn học bài.
Cũng như bể cá nhỏ không thể nuôi được cá lớn, chậu hoa nhỏ không thể trồng được cây cao. Muốn trẻ em lớn lên thành những cây cao chót vót thì chúng ta phải cho trẻ không gian thích hợp để phát triển, cho trẻ có không khí và dinh dưỡng phù hợp. Bằng cách buông tay cha mẹ dần để trẻ tự làm những việc theo khả năng của mình, có như vậy mới là sự phát triển tốt nhất dành cho trẻ.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.