Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Canada vào tháng 06/2019. Trong đó, các nhà khoa học đã đánh giá khoảng 62.000 bệnh nhân gút so với số lượng tương đương người khỏe mạnh.
Kết quả ghi nhận: bệnh nhân gút ở mọi lứa tuổi có 25% nguy cơ tạo cục máu đông bên trong tĩnh mạch 10 năm đầu sau khi được chẩn đoán bệnh. Ngoài ra "nhóm bệnh nhân dưới 50 tuổi có nguy cơ này cao hơn 79% so với nhóm không mắc bệnh" tác giả nghiên cứu Alyshah Abdul Sultan nhận xét.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy số lượng bệnh nhân gút hình thành cục máu đông cao hơn ở nhóm dưới 50 tuổi.
"Chúng tôi không nhận thấy tỉ lệ cao như vậy ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi" tác giả nghiên cứu Sultan, hiên đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Keele (Anh) cho biết. Mặc dù, nghịch lý là nguy cơ có cục máu đông trong mạch sẽ tăng dần theo tuổi, bất kể có bệnh gút hay không.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng nguy cơ hình thành cục máu đông tăng đáng kể ở những bệnh nhân gút dưới 50 tuổi. Thêm vào đó, nguy cơ này dường như tương đương giữa nam và nữ giới, và cũng không có khác biệt giữa có dùng thuốc allopurinol hay không – thuốc có tác dụng giảm hình thành urat/axit uric, thường được chỉ định trong điều trị gút.
Gút là dạng thường gặp của viêm khớp, gây đau đớn cho bệnh nhân, và hiện nay đang ảnh hưởng hơn 4% dân số Mỹ. Bệnh này thường xuất hiện ở những người có chỉ số axit uric trong máu cao, do chính axit này lắng đọng tạo thành các tinh thể urat gây đau tại các ổ khớp.
Biến chứng của bệnh gút và một số bệnh mãn tính kèm theo như suy tim mãn tính, suy thận mãn tính hay biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2...nếu xảy ra trên cùng một người bệnh thường rất nguy hiểm, khó điều trị, thậm chí là bế tắc.
Tuy nhiên, Sultan và các chuyên gia khác cũng nhấn mạnh rằng nguy cơ từ cục máu đông này vẫn còn tương đối thấp, nên can thiệp điều trị có thể chưa cần thiết.
Sultan cho biết kết quả nghiên cứu là "không có gì đáng ngạc nhiên, vì chúng ta đã biết rằng viêm mãn tính làm tăng nguy cơ đông máu thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các tình trạng trong viêm khớp, như viêm khớp dạng thấp hay lupus, là yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra cục máu đông."
Mặc dù, nguy cơ từ cục máu đông có thể không đủ để phải can thiệp điều trị, tác giả nghiên cứu cho rằng vẫn rất cần cảnh giác trên lâm sàng, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi mắc bệnh gút mới được chẩn đoán.
Trong công trình này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thông tin được thu thập từ kho dữ liệu Nghiên cứu Thực hành Lâm sàng tại Anh (CPRD), để thống kê các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh gút từ năm 1998 đến 2017.
Về nguyên nhân tại sao bệnh gút có thể dẫn đến nguy cơ tạo cục máu đông cao hơn, ông Sultan cũng cho biết mối quan hệ này vẫn chưa được tìm hiểu một cách đầy đủ, tuy nhiên có thể là do nhiều con đường viêm khác nhau, như axit uric "có thể bắt đầu, khuếch đại và duy trì phản ứng viêm".
Ngoài ra, có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông đã được biết đến như tiền sử hút thuốc, béo phì , sử dụng estrogen, những người bất động hoặc trải qua phẫu thuật.
Theo webmd
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.