Nghiên cứu mới: Trẻ có thể lây bệnh trầm cảm sau sinh của mẹ và kém phát triển trong tương lai

Theo ước tính, cứ 9 người phụ nữ lại có 1 người mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh bao gồm thay đổi tâm trạng, mệt mỏi và lười vận động, cũng như khiến các mẹ khó chăm con hơn.

Cũng theo báo cáo, mối liên hệ giữa mẹ vào bé có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và thời thơ ấu của trẻ nhỏ. Nếu mối quan hệ này tốt, trẻ có thể phát triển lành mạnh và xử lí tốt căng thẳng cũng như điều khiển cảm xúc sau này. Ngược lại, một mối quan hệ tồi tệ có thể là nguy cơ tiềm ẩn cho nhiều chứng bệnh cho trẻ.

Bài báo mới nhất, xuất bản vào Tháng Mười Một, cho thấy các triệu chứng trầm cảm đang tăng lên ở người mẹ có thể làm tổn thương tế bào ở trẻ sơ sinh.

Mối liên hệ giữa Telomeres và sức khoẻ

Căng thẳng ảnh hưởng đến tế bào của chúng ta như thế nào? Các nghiên cứu đang tập trung vào một tế bào có tên telomeres.

Telomeres nằm ở cuối đoạn ADN của chúng ta giúp bảo vệ nhiễm sắc thể. Chúng tương tự như miếng nhựa cố đinh ở đầu và cuối dây giày giúp dây giầy không bị hỏng. Vì chiều dài của telomeres bị ảnh hưởng bởi di truyền học và độ tuổi, chúng đôi khi được coi là một phần của 'đồng hồ sinh học' phản ánh tuổi của tế bào.

Khi telomeres rút ngắn theo thời gian, chúng ta dần gặp phải các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, chứng mất trí, tiểu đường, ung thư, béo phì và thậm chí tử vong.

Đáng nói hơn, telomeres có thể suy giảm nhanh hơn ở những người mắc bệnh căng thẳng tâm lý.

Khi căng thẳng, cơ thể chúng ta giải phóng một loại hormone được gọi là cortisol, ảnh hưởng đến phản ứng cảm xúc cũng như sự trao đổi năng lượng, học tập và trí nhớ. Đây có thể là cơ chế liên kết căng thẳng với chiều dài telomere và cuối cùng là sức khoẻ thể chất.

Các tế bào tiếp xúc với cortisol có telomeres ngắn hơn và ít telomerase hơn, là enzyme chịu trách nhiệm duy trì đầu của telomeres. Quá trình này giải trích sự căng thẳng tinh thần ảnh hưởng đến hao mòn sinh học như thế nào.

Thật vậy, trẻ em có mẹ mắc chứng trấm cảm sẽ có nguy cơ tăng nồng độ hormone cortisol và rút ngắn telomeres hơn so với những trẻ em cùng lứa tuổi khác, ngay cả khi bản thân bé không mắc bệnh trầm cảm.

Nghiên cứu chứng minh

Các chuyên gia đã kiểm tra, liệu các triệu chứng trầm cảm đang tăng lên của người mẹ có ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sơ sinh và sức khoẻ của tế bào sau này.

Sơ sinh là giai đoạn nhạy cảm nhát, khi trẻ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường xung quanh. Các nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh có mẹ bị trầm cảm không được tham gia nhiều hoạt động xã hội và dễ gặp những cảm xúc tiêu cực hơn.

Trong nghiên cứu, 48 bà mẹ có con nhỏ 12 tuần tuổi được tiến hành theo dõi cho đến khi các bé được 18 tháng tuổi.

Ở độ tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi, các bé được đưa đến phòng thí nghiệm để thử tiếp xúc với căng thẳng ở mức độ nhẹ. Ví dụ, khi mẹ đưa trẻ đến phòng thí nghiệm, họ tiếp tục trông con như bình thường, nhưng không được phép phản ứng khi trẻ đòi hỏi hay vòi vĩnh.

Thí nghiệm này có thể gây căng thẳng cho trẻ sơ sinh, bởi hơn hết những người mẹ không chỉ nuôi chúng mà còn làm dịu cảm xúc của con mình.

Sau đó, các chuyên gia đo áp lực của trẻ bằng cách lấy mẫu nước bọt và theo dõi sự thay đổi hormone cortisol. Bên cạnh đó, thông tin về triệu chứng trầm cảm của người mẹ cũng được thu thập.

Cuối cùng, khi trẻ 18 tháng tuổi, các bé được đưa tới phòng thí nghiệm và lấy nước bọt để đo độ dài telomeres. Theo đó, các triệu chứng trầm cảm ở người mẹ có liên quan đến nồng độ cortisol ở trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi. Ngoài ra, trẻ có nồng độ cortisol cao thường có xu hướng telomeres ngắn hơn, cho thấy tế bào bị hao mòn nhiều hơn.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần là biện pháp tối ưu

Mặc dù đây là phát hiện sơ bộ và cần được nghiên cứu thêm, kết quả này vẫn cho thấy sức khỏe của cả đời người có thể bị ảnh hưởng bởi 18 tháng đầu tiên. Thời thơ ấu là giai đoạn phát triển nhảy cảm, bởi đây là lúc trẻ bắt đầu thích nghi với môi trường sống.

Xây dựng môi trường tích cực và điều trị các chứng trầm cảm của người mẹ là cách giúp trẻ khỏe mạnh hơn trong tương lại.

Theo quan điểm của các chuyên gia, kết quả này cho thấy tầm quan trọng của các chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng như chăm sóc trẻ nhỏ.

Nếu muốn con bạn phát triển lành mạnh, các mẹ hãy nhanh chóng giải quyết các triệu chứng căng thẳng hay trầm cảm đang gặp phải. Điều này không chỉ tốt cho chính bản thân bạn, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của con em chúng ta.

Theo Dailymail.co.uk

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang