Người phụ nữ nhập viện tâm thần vì ngày nào cũng phải nghĩ 'hôm nay ăn gì?'

Người phụ nữ 62 tuổi đã lâm vào cảnh choáng váng đầu óc vì lo lắng quá nhiều.

Theo KKNews, một người phụ nữ họ Vương, 62 tuổi, đã phải nhập viện tâm thần vì ngày nào cũng phải nghĩ "hôm nay ăn gì?"

Cụ thể, bà đã nghỉ hưu và về sống cùng với con cháu. Tưởng như đã được an hưởng tuổi già bên gia đình, bà Vương lại đâm ra lo nghĩ quá nhiều - đặc biệt là chuyện hôm nay mua ra chợ mua gì, nấu gì cho cả nhà.

Ở tuổi sức lao động, bà Vương còn đặc biệt lo lắng về sức khỏe của con trai và cháu trai; lo người thân ra ngoài gặp chuyện không an toàn... Ngày qua ngày, đủ nỗi lo sợ khiến bà rơi vào khủng hoảng. Biểu hiện rõ qua việc khó thở, tim đập thình thịch, mặt mày xây xẩm rồi vã mồ hôi đầm đìa. 

Cảm thấy mẹ già khó ăn khó ngủ, sinh hoạt bất bình thường nên các con đã đưa bà Vương đến Khoa Tâm lý học lâm sàng của Bệnh viện Nhân dân số 2 của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Khi trò chuyện với bác sĩ, bà tỏ ra đặc biệt khó chịu khi nói về việc phải tính toán chuyện nấu gì cho các con ăn. Chỉ nhắc đến việc đó thôi cũng khiến mồ hôi bà túa ra.

asian-senior-elderly-old-lady-woman-patient-headache-while-sitting-bed-nursing-ho_39768-67

(Ảnh minh họa)

Bác sĩ họ Minh, phó giám đốc khoa Tâm lý học lâm sàng nhận thấy kết quả kiểm tra ECG (điện tâm đồ) của bà Vương ở mức bình thường. Còn thang đánh giá sự lo lắng lại cho thấy các triệu chứng lo âu trầm trọng. Vì vậy, bác sĩ yêu cầu con cháu cho bà Vương nhập viện để tiến hành điều trị.

May mắn thay, sau một thời gian các triệu chứng nói trên đã dần biến mất, sức khỏe của bà Vương được cải thiện rõ rệt.

Theo bác sĩ Minh, chứng lo âu mãn tính là một rối loạn lo âu với các triệu chứng như chóng mặt, tức ngực, khó thở, tim đập mạnh, khô miệng, căng cứng cơ… Bệnh nhân thường rơi vào đau đớn, khó chịu vì các triệu chứng kéo dài.

Để tâm quá nhiều chuyện vụn vặt sẽ khiến đầu óc quay cuồng

Cũng theo bác sĩ họ Minh, rối loạn lo âu có thể được gây ra bởi các yếu tố sinh học và ngoại cảnh từ cuộc sống. Ngoài ra, một số nhỏ các giai đoạn lo âu lại đến từ gen di truyền. 

Mẹ bà Vương quả thật có tiền sử trầm cảm. Trong đời sống hàng ngày, bà Vương cũng là người hướng nội, cầu toàn lại thích chăm sóc người khác.

Ngoài ra, những người tự ti, nhạy cảm, hay hoài nghi cũng dễ bị rối loạn lo âu, hoặc trẻ em được cha mẹ bao bọc quá mức cũng dễ bị lo lắng khi lớn lên.

Rối loạn lo âu nên được chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt. Trước tiên, phải cho người bệnh hiểu họ cần đối mặt với thực tế cuộc sống, bớt để ý chuyện nhỏ nhặt để đầu óc được thông thoáng.

Theo KKN

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang