Người thành đạt thường đọc rất nhiều sách mà bạn lại chỉ thấy… phí thời gian? Đây là điều tạo nên sự khác biệt!

Trong năm 2018, một trang tin điện tử có ảnh hưởng trong giới trẻ đã làm một cuộc khảo sát với quy mô trên 200 người, đa phần các đối tượng tham gia là học sinh cấp 1, 2 về "Thói quen đọc mỗi ngày".

Kết quả thu được từ buổi khảo sát nhìn chung thế này:

Khi có thời gian rảnh rỗi sau giờ học bạn thường làm gì?

Mình lên mạng và đọc tin tức, chơi game, online Instagram, nghe nhạc, xem phim… nói chung là giải trí.

Bạn đọc những gì?

Link về các bài viết mà bạn bè share trên newsfeed của Facebook, bản tin hài hước các nhóm hội, cập nhật thông tin của thần tượng…

Hoàn toàn không có ai nhắc đến chuyện đọc sách. Chuyện đó chẳng khó hiểu hay là một vấn đề gì gây hốt hoảng. Không chỉ có lứa 8X, 9X đang oằn mình vì deadline nên đánh mất thói quen đọc mà ngay cả lứa sinh năm 2000 đổ xuống cũng chối từ trang sách. Không có đủ thời gian cho việc đó và đọc sách hoàn toàn không phải là một hình thức giải trí là hai lí do mà hầu hết mọi người đều đưa ra.

Người thành đạt thường đọc rất nhiều sách mà bạn lại chỉ thấy… phí thời gian? Đây là điều tạo nên sự khác biệt! - Ảnh 1.

Thời gian để đọc sách và đọc những thứ khác ngoài sách vẫn đang là đề tài tranh luận ở nhiều cộng đồng. Ảnh: internet

Mặt khác, quỹ thời gian 1 ngày quá ngắn trong khi giờ học trên lớp quá dài, những điều bên ngoài trang SGK đối với teen lại lấp lánh vô cùng. Làm sao mà chối từ?

Ở những năm 2000 người ta đã thở ngắn than dài về chuyện: "Giới trẻ bây giờ lười đọc sách lắm", thì thử nghĩ xem 19 năm sau - với sự phát triển chóng mặt và phong phú của các platform - thì chuyện người trẻ ngày càng xa trang sách có gì là khó hiểu?

Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao trong rất nhiều bí quyết để thành công, các tỷ phú hoặc tổng thống nổi tiếng thế giới như Bill Gates hay Barack Obama… đều chọn chia sẻ với người trẻ về tầm quan trọng của việc đọc sách. Và hơi bất ngờ 1 chút, bạn biết Elon Musk đã học cách chế tạo ra tên lửa chỉ nhờ… đọc sách?

"Việc đọc rất quan trọng. Nếu biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn", Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói.

"Hãy đọc 500 trang sách mỗi ngày. Đó là cách giúp bạn tích lũy, xây dựng kiến thức cho mình. Đây là việc mà ai cũng có thể làm nhưng tôi chắc chắn là không mấy người trong chúng ta chịu làm đâu", Tỷ phú Warren Buffett nói không sai chứ?

Người thành đạt thường đọc rất nhiều sách mà bạn lại chỉ thấy… phí thời gian? Đây là điều tạo nên sự khác biệt! - Ảnh 2.

Trong khi đó Elon Musk dành tới 10 tiếng mỗi ngày để đọc các tiểu thuyết học viễn tưởng, còn Bill Gates - người đàn ông trở thành tỷ phú nhờ công nghệ thì bảo rằng dù công nghệ có phát triển, đọc sách vẫn là phương thức tiếp cận với thông tin và tri thức chính của ông.

Vâng! Có lẽ không đợi đến khi trở thành tỷ phú, tổng thống Mỹ hay người chế tạo tên lửa thì… Bill Gates, Elon Musk hay Barack Obama mới bắt đầu đọc sách. Thế thì muộn lắm rồi. Họ đã hình thành và nuôi dưỡng sở thích đọc ngay khi còn là một teen boy ngày ngày "mài đũng quần" trên ghế nhà trường hoặc có bỏ ngang việc học đi nữa thì vẫn cứ là không bỏ sách.

Vậy vì sao có người mở được cả thế giới thông qua trang sách, có người càng đọc sách lại càng thấy cuộc sống bế tắc, mất hết cả cơ hội vì cứ như "người sống trên mây". Sự khác biệt nằm ở đây:

Không ai ngại đọc sách, họ chỉ cần 1 lý do đủ lớn thôi!

Người thành đạt thường đọc rất nhiều sách mà bạn lại chỉ thấy… phí thời gian? Đây là điều tạo nên sự khác biệt! - Ảnh 3.

Mỗi người hãy tìm cho mình lí do đủ lớn để cầm sách lên và đọc. Ảnh: Internet

Cũng giống như việc đi ngủ lúc 10h tối và dậy sớm giúp thay đổi cuộc đời ai đó, thói quen đọc sách không phải tự nhiên mà có. Nó là quá trình rèn luyện và thử thách bản thân mỗi ngày để chạm đến một giá trị cụ thể mà bạn đang mong muốn có được. Và để trở thành 1 người đọc thành công, bạn cần có kỹ năng đọc đúng, hiệu quả cũng như thấy rõ mục đích của việc mình đang làm. Có ai đó đã nói rằng: "Chỉ khi nào bạn tìm thấy lý do đủ lớn cho sự cố gắng này thì lúc đó sự cố gắng mới chuyển hoá thành kết quả như ý". Việc đọc cũng vậy, trước khi đến với một kho tàng kiến thức mới, bạn nên trả lời được câu hỏi: Tôi đọc cuốn sách này để làm gì?

Đặt mình vào không gian có nhiều sách, tạo ra sự trao đổi và bàn luận

Người thành đạt thường đọc rất nhiều sách mà bạn lại chỉ thấy… phí thời gian? Đây là điều tạo nên sự khác biệt! - Ảnh 4.

Đọc sách cùng người thân – tại sao không?

Một nghiên cứu chỉ ra rằng: Những bạn trẻ lớn lên trong môi trường có bố mẹ, anh chị mê đọc sách hoặc được sống không gian sống được lấp đầy bởi những kệ sách… sẽ có xu hướng mê sách và duy trì thói quen đọc khi trưởng thành. Còn gì tuyệt vời hơn bố mẹ cũng chính là người hay đọc và thường xuyên nói chuyện về sách với con cái. Chính điều này sẽ tạo nên những chủ đề thảo luận và cả tranh luận sôi nổi sau bữa ăn gia đình, những cuộc tán gẫu vô cùng hấp dẫn giữa bố - con/mẹ - con nhằm nâng cao tư duy phản biện để bảo vệ lập trường trước 1 quan điểm nào đó. Có khi vì quá muốn chứng minh: Bố mẹ/ anh chị tư duy lỗi thời rồi, bây giờ tụi con nghĩ thế này này… mà bạn càng ham đọc sách hơn đấy.

Tập cho mình thói quen tới thư viện

Thay vì cứ mua thật nhiều sách về nhà ngồi đọc một mình, bạn có thể tới thư viện để cùng trải nghiệm không gian đọc sách với nhiều người khác có cùng sở thích.

Người thành đạt thường đọc rất nhiều sách mà bạn lại chỉ thấy… phí thời gian? Đây là điều tạo nên sự khác biệt! - Ảnh 5.

Dắt nhau đến thư viện từ khi còn bé sẽ có lợi cho thói quen đọc sách của bạn sau này.

Đó là lí do mà rất nhiều trường học đã cải thiện thư viện trường trở thành không gian đọc sách thân thiện, bổ sung nhiều đầu sách hữu ích và phù hợp với lứa tuổi để kích thích sự ham thích sách cho các bạn từ lứa tuổi học sinh.

Các lí do và điều kiện để đọc sách đã có đủ rồi, đọc sách hay không là ở bạn nữa thôi đó!

Vừa qua, các bạn học sinh 14 trường tiểu học công lập ở Lâm Đồng mới vừa được nhận thêm hơn 51.000 cuốn sách mới phù hợp lứa tuổi vào thư viện trường do dự án Thư viện thân thiện trao tặng. Đây là dự án cộng đồng rất có ý nghĩa do ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng, cùng tổ chức Phi chính phủ Room To Read thực hiện với chi phí lên tới gần 1,3 tỷ đồng. Sau khi tặng sách cho hơn 10.000 bạn nhỏ ở Lâm Đồng, dự án do ABBANK tài trợ sẽ còn tiếp tục lan ra nhiều địa phương khác với mong muốn hỗ trợ giới trẻ làm quen dần với việc đọc sách ngay từ lứa tuổi tiểu học, để tạo lập thói quen yêu thích sách khi trưởng thành.

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang