VeriPol là một chương trình đặc biệt, phân tích văn bản viết tay dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI).
Ðể nhận biết được văn bản đúng hay sai sự thật, các chuyên gia đã nạp vào bộ nhớ của AI hàng ngàn lời khai sai cố ý từ kho lưu trữ của cảnh sát.
Theo các chuyên gia, VeriPol cho kết quả chính xác đến 80%. Các sở cảnh sát tại Tây Ban Nha hiện đã đưa vào sử dụng công cụ phát hiện nói dối trên.
Theo các chuyên gia, VeriPol cho kết quả chính xác đến 80%. |
Trước đó, vào năm 2017, các nhà khoa học của Đại học Cornell, Mỹ cũng đã phát triển một ứng dụng nhắn tin trên nền tảng Android để thu thập tin nhắn số lượng lớn từ người tham gia.
Trong 7 ngày, nhóm nhà khoa học đã thu thập tổng cộng 1.703 cuộc hội thoại.Sau đó, họ xóa các cuộc trò chuyện không có lời nói dối và thu được 351 đoạn hội thoại cho phân tích.Sau khi tách tin nhắn nói dối và thành thật, các nhà nghiên cứu tính trung bình số lượng chữ trong tin nhắn ở mỗi loại, song song đối chiếu với giới tính.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học tính toán tỷ lệ phần trăm đại từ nhân xưng (như tôi/em/anh), đại từ chỉ người kia (bạn/anh /em), và các cụm từ chỉ sự chắc chắn(có thể, có khả năng, chắc chắn...).
Tác giả nghiên cứu giải thích: “Các đại từ nhân xưng thường được sử dụng trong lời nói dối bởi một người thường chọn đại từ họ muốn dùng khi giao tiếp. Các đại từ đó thể hiện quyền sở hữu và trách nhiệm, trong khi các đại từ khác đại diện cho khoảng cách và làm giảm mức độ trách nhiệm”.
Dữ liệu cho thấy các tin nhắn chứa những lời dối trá thường dài hơn tin nhắn trung thực.Tính trung bình, tin nhắn nói dối có 8 từ, trong khi tin nhắn nói thật có 7 từ.
Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy sự khác biệt giữa hai giới.Phụ nữ thường sử dụng trung bình 8 từ trong một tin nhắn văn bản, nhưng dùng 9 từ khi nói dối. Tuy nhiên, đàn ông sử dụng khoảng 7 từ trong cả tin nhắn trung thực và lừa dối.
Nghiên cứu cũng cho thấy người nói dối thường sử dụng nhiều đại từ nhân xưng hơn là sử dụng từ chỉ người kia.
Nhưng khi đối chiếu số liệu theo giới tính, các nhà nghiên cứu nhận thấy một số khác biệt mấu chốt.
"Trước đó chúng tôi thấy rằng các đại từ nhân xưng được sử dụng nhiều hơn trong lời nói dối. Tuy nhiên, khi chúng tôi chia nhỏ dữ liệu theo giới tính, phụ nữ sử dụng nhiều đại từ nhân xưng hơn khi nói thật, khác hoàn toàn giả thuyết của chúng tôi”, các nhà khoa học cho biết.
Mặt khác, khi nói dối, nam giới ít dùng "tôi" là chủ ngữ, nhưng lại dùng nhiều “của tôi”, “tôi” như tân ngữ.
Tuy vậy, cả nam giới và nữ giới đều sử dụng nhiều hơn từ thể hiện sự không chắc chắn khi nói dối. Ở nam giới, “chắc chắn” là từ hay xuất hiện khi nói dối, còn phụ nữ hay nói“sẽ cố gắng”.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.