Chiều 29/6, thông tin từ bệnh viện Xanh Pôn cho biết, Nguyễn Văn An - đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi ngoài hố ga với nhiều ruồi bọ trên cơ thể sau hơn nửa tháng điều trị. Nguyên nhân được các bác sĩ đưa ra là do em bé bị sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.
Sự ra đi của An khiến nhiều người bàng hoàng, xót thương, đặc biệt là các bác sĩ đã dành trọn tình yêu thương, chăm sóc và cả hy vọng cho em trong thời gian qua.
Từ ngày 6/3, người dân ở gần ngôi miếu nhỏ xã Thanh Mỹ nghe tiếng giống trẻ khóc, nhưng ai cũng nghĩ đó là tiếng mèo kêu nên không để ý. Ngày 7/6, tiếng khóc vẫn còn nhưng ít hơn và yếu ớt rồi im bặt.
Cho đến chiều ngày 8/6, tiếng khóc không còn thành tiếng, mà nó giống tiếng rên rỉ.
Thật bất thường, một cô gái trẻ sống gần nơi cháu bé bị bỏ rơi mới đi tìm và bất ngờ phát hiện bé trai nằm dưới hố gas. Quá sợ hãi, cô gái trẻ chạy về gọi mẹ rồi hai mẹ con vừa báo chính quyền, vừa ôm bé trai chạy ra trạm y tế nhờ giúp đỡ.
Tại trạm y tế xã Thanh Mỹ, điều dưỡng Thắm – người tiếp nhận em bé đầu tiên. Nhìn thấy đứa bé đỏ hỏn, trên người đầy ruồi bọ bâu chị không khỏi giật mình. Chị Thắm nhanh chóng đón bé vào lòng, khám đánh giá tình trạng sức khỏe.
Lúc này, hai mắt của em sưng đỏ, nhắm nghiền. Em bé được các bác sĩ đặt tên là Nguyễn Văn An (tức Bình An).
Ngày 11/6, sau 3 ngày điều trị tích cực, An lần đầu mở mắt nhìn mọi thứ xung quanh. Thời điểm này, An tỉnh, tự thở, tình trạng nhiễm trùng vẫn còn, mắt có viêm kết mạc, không có tổn thương giác mạc, tai chưa phát hiện bất thường. Do tình trạng viêm ruột vẫn nặng nên bé An được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch và truyền kháng sinh.
Ngày 13/6, sức khỏe An chuyển biến xấu. Bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm bé dương tính với trực khuẩn gram âm, nguy cơ sốc nhiễm khuẩn, bị suy gan, suy thận, suy đa tạng. Mắt và tai chỉ nhiễm trùng bên ngoài. Bé bị viêm ruột nặng, được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch, chiếu đèn điều trị vàng da.
Chiều 15/6 tình trạng bé vẫn nặng. Bé tiếp tục được thở máy, chăm sóc da, điều trị tình trạng nhiễm trùng máu, dùng thuốc kháng sinh. Các bác sĩ hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị, kiểm soát tình trạng sốc, giảm sử dụng thuốc vận mạch cho bé.
Ngày 20/6, sau 10 ngày điều trị, tình trạng sốc nhiễm khuẩn của An cơ bản đã được kiểm soát. Tuy nhiên, sau 2 ngày cai máy thở, em bé đã phải thở máy trở lại do phổi trái đã xẹp. Theo bác sĩ Thái Bằng Giang, đây là trường hợp nhiễm khuẩn nặng nên không nói trước được điều gì…
Ngày 25/6, ThS.BS Thái Bằng Giang, Trưởng Khoa Sơ sinh, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cho biết, đến thời điểm này, tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhi rất khó kiểm soát, mặc dù các y bác sĩ đã sử dụng kháng sinh phổ rộng, dùng kháng sinh cho trường hợp kháng thuốc nhưng tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhi vẫn rất nặng.
Các chỉ số của bệnh nhi như tiểu cấp rất thấp ở mức 5-6.000 so với mức bình thường là 150.000. Bệnh nhi vẫn đang được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch, phải dùng 4 loại kháng sinh, tình trạng vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.
13h30 ngày 29/6, các bác sĩ tại Bệnh viện Xanh Pôn thông báo An đã qua đời do em bé bị sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết...
Sự ra đi của bé An khiến tất cả mọi người theo dõi tin của em đều bất ngờ xen lẫn xót xa. Cứ ngỡ rằng điều kì diệu đã đến, thế nhưng, mọi thứ lại sụp đổ dù cho các y bác sĩ đã tận tình hết sức để cứu An. Quả thật, 23 ngày ngắn ngủi trên cõi đời của An là những ngày sóng gió, đã có lúc em mở đôi mắt của mình để nhìn thế giới xung quanh, và đó có lẽ là khoảnh khắc bình yên và hạnh phúc nhất trong cuộc đời em…
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.