Một bài toán tưởng chừng rất gần với cuộc sống hàng ngày: "Mỗi bữa gia đình Lan nấu hết 15kg gạo. Hỏi trong 1 tuần lễ, gia đình bạn Lan nấu hết bao nhiêu kg gạo, biết một ngày gia đình Lan nấu cơm hai lần?".
Chưa đọc xong đề bài nhiều người đã thắc mắc "một bữa nấu nếu hết 15kg gạo" là vô lý vì không gia đình bình thường nào có thể ăn hết số gạo lớn đó mỗi ngày.
Một số người cho rằng giáo viên chỉ chăm chú đến mục đích tạo ra phép tính để học sinh giải mà quên mất mức độ thực tế. "Đây là điều giáo viên cần lưu ý hơn vì trẻ con thường dễ học theo. Các dữ kiện thông qua bài toán cũng tác động ít nhiều đến nhận thức của con trẻ" , một tài khoản bình luận.
Tuy nhiên một số ý kiến nói cộng đồng mạng không nên quá khắt khe vì kết cấu bài toán đầy đủ các phần cần có để phục vụ mục đích môn học.
Một bài toán khác cũng gây sốt trên mạng: "Nhà Lan cách trường 200km, Lan đạp xe từ nhà đến trường mất 10 giờ, tốc độ đạp xe của Lan là?".
Bài toán khiến nhiều phụ huynh cười nghiêng ngả và đặt ra câu hỏi: " Liệu Lan có ổn không khi mỗi ngày đạp xe 200km đi học?".
Trên thực tế, không ai đạp xe đi học mỗi ngày với quãng đường xa như vậy. Nhiều người nói rằng nếu đề bài cho dữ kiện nhà Lan cách trường 20 km có thể chấp nhận được nhưng 200 km thì quá vô lý.
Thêm một bài toán về quãng đường, vận tốc, thời gian khiến nhiều người "choáng" vì hai nhân vật trong đề bài đèo nhau đi Đà Lạt với quãng đường 720 km bằng xe đạp. Chi tiết sốc hơn là vận tốc đạp xe lên tới 90km/h, thậm chí nhanh hơn xe máy và tương đương ô tô di chuyển trên cao tốc.
Bài toán yêu cầu học sinh áp dụng công thức để tính ra các dữ kiện còn thiếu nhằm rèn luyện khả năng tính toán. Dù đề bài đưa ra có thể lập phép tính chính xác nhưng lại khiến các phụ huynh khó hiểu.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.