Những đứa trẻ sinh ra ở khu phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi khi mẹ tiếp khách, tương lai luẩn quẩn không lối thoát

Không một ai có thể chọn được cha mẹ cũng như nơi mình sinh ra và những đứa trẻ ở Sonagachi, khu phố đèn đỏ lớn nhất châu Á cũng vậy. Việc trở thành những đứa con của gái bán hoa không phải là tội lỗi của các em.

Cuộc sống của một "cái bóng"

Sonagachi, thuộc thành phố Kolkata, bang Tây Bengal, Ấn Độ được biết đến là khu đèn đỏ lớn nhất châu Á, đây là nơi hành nghề của khoảng 14.000 gái mại dâm. Mỗi năm có khoảng 1000 phụ nữ đến đây làm việc tại các nhà thổ. 

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, họ phải lựa chọn con đường bần cùng nhất để mưu sinh. Có người bị gia đình bán đi, có người trao niềm tin nhầm chỗ mà trở thành nô lệ tình dục và cũng có những người vì hoàn cảnh quá khó khăn nên buộc phải hành nghề để tồn tại trong xã hội. 

Và đôi khi người ta đã lãng quên sự hiện diện của những đứa trẻ đáng thương trong môi trường nhơ nhuốc này. Đối với những đứa trẻ sống tại Sonagachi, chúng không chỉ sống trong cái bóng của những người mẹ hành nghề mại dâm và khách hàng, mà còn phải đối mặt với nguy cơ sẽ bị mua bán dâm, tiếp tục cuộc sống mà mẹ chúng đang trải qua mỗi ngày.

Những đứa trẻ sinh ra ở khu phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi khi mẹ tiếp khách, tương lai luẩn quẩn không lối thoát - Ảnh 1.
 
Những đứa trẻ sinh ra ở khu phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi khi mẹ tiếp khách, tương lai luẩn quẩn không lối thoát - Ảnh 2.

Cuộc sống mất vệ sinh, nghèo đói tại khu phố đèn đỏ lớn nhất châu Á.

Laxmi (tên đã thay đổi) trông không giống một bé gái 5 tuổi. Cô bé được cắt tóc ngắn giống như con trai để tránh gặp nguy hiểm, bởi ở nơi đây, việc bạo hành và xâm hại có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Laxmi có vẻ ngoài già dặn hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa và không có không gian cho Laxmi hay bất cứ đứa trẻ nào khác ở nhà khi sống trong phố đèn đỏ Sonagachi. 

Mẹ của chúng hành nghề mại dâm và thường ngủ với ít nhất 15 người đàn ông mỗi ngày để kiếm tiền trả nợ. Mỗi ngày như vậy, họ sẽ kiếm được khoảng 2-3 USD (khoảng 46-69 nghìn đồng), đủ tiền trả cho một căn phòng nhỏ và bữa ăn hàng ngày. Những đứa trẻ như Laxmi, từ 3-6 tuổi, có 2 lựa chọn để thoát khỏi những khách hàng của mẹ mình và không phải chứng kiến cảnh "ân ái" không phù hợp với độ tuổi của các em.

Một là các em tới trung tâm ban ngày do tổ chức phi chính phủ New Light điều hành. Đây là tổ chức chuyên giúp đỡ những đứa trẻ sống trong phố đèn đỏ. Lựa chọn thứ 2 là chơi tự do ngoài nhà hoặc trên đường phố. Tapasi, cô bé sống trong gia đình 4 người ở một ngôi nhà vách ngăn hẹp trong khu phố đèn đỏ cho hay em biết rất rõ công việc của mẹ mình.

"Khi mẹ tiếp khách, bọn cháu sẽ kéo rèm cửa trong nhà để không nhìn thấy gì hoặc sẽ chạy lên mái nhà để chơi đùa", Tapasi chia sẻ.

Cuộc sống của những đứa trẻ sinh ra ở khu phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: - Ảnh 1.
 
Những đứa trẻ sinh ra ở khu phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi khi mẹ tiếp khách, tương lai luẩn quẩn không lối thoát - Ảnh 4.

Những đứa trẻ ở khu phố đèn đỏ thiếu thốn đủ mọi thứ.

Những đứa trẻ sinh ra ở khu phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi khi mẹ tiếp khách, tương lai luẩn quẩn không lối thoát - Ảnh 5.

Một căn phòng nhỏ tối om trong khu phố đèn đỏ.

Tương lai mù mịt

Nơi ở của các em trong khu phố đèn đỏ này đều là những căn phòng chật hẹp, bí bách và nhếch nhác. Một căn phòng riêng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu cơ bản là một thứ hoàn toàn xa xỉ đối với các em. Những người hành nghề mại dâm và gia đình của họ luôn bị xã hội kỳ thị và coi thường. Họ bị dư luận coi là những kẻ hạ đẳng ở Ấn Độ. 

Vì vậy, một khi phụ nữ và trẻ em gái tham gia vào hệ thống mại dâm, họ sẽ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử của xã hội, sự nghèo đói gần như mãi mãi. Và những đứa trẻ được sinh ra trong môi trường này cũng có tương lai vô cùng mờ mịt. 

Các em hầu như được sinh ra từ những cuộc tình ngắn ngủi và không bao giờ biết bố mình là ai. Hầu hết chúng đều không được học hành đến nơi đến chốn, không được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Khi đến tuổi dậy thì, trẻ em nơi đây trở thành mục tiêu chính của những kẻ buôn người và môi giới mại dâm.

Tuy nhiên, ngay cả những đứa trẻ nhỏ tuổi cũng có nguy cơ cao bị bắt làm nô lệ. Sima, một nhân viên của tổ chức New Light, cho biết: "Trẻ em có nguy cơ rất cao. Một số trẻ em xuất thân từ đường dây mại dâm dài hạn và chúng tôi rất lo lắng về việc những cô gái này bị đẩy vào con đường mại dâm. Không chỉ có các cô gái là mục tiêu, nhiều cậu bé lớn lên đã trở thành đối tượng đi môi giới".

Những đứa trẻ sinh ra ở khu phố đèn đỏ lớn nhất châu Á: Lên mái nhà chơi khi mẹ tiếp khách, tương lai luẩn quẩn không lối thoát - Ảnh 6.

Những đứa trẻ sinh ra trong khu đèn đỏ lớn nhất châu Á có tương lai bất định.

Nhiều đứa trẻ đã cố gắng thoát khỏi thế giới đen tối của mình khi đã đủ lông đủ cánh nhưng việc các em hòa nhập với xã hội cũng vô cùng khó khăn. Sheela bước vào nghề mại dâm khi chỉ là một bé gái. Sau đó, cô gái đã rời bỏ khu phố đèn đỏ và đã kết hôn với một người đàn ông bình thường. Tuy nhiên, trong suốt 6 năm qua, vợ chồng cô phải di chuyển hết nơi này đến nơi khác khi mọi người biết về quá khứ của cô.

Các bác sĩ điều trị cho những trẻ em gái làm mại dâm cho biết, những đứa trẻ thường có nhiều vấn đề về sức khỏe như đau bụng, đau đầu, tiêu chảy, chán ăn hay mất ngủ. Sống trong cuộc sống nhơ nhuốc, bệnh tật và bị xã hội bỏ rơi, những người mẹ hành nghề mại dâm cùng các con của họ cứ quẩn quanh không lối thoát, đời này tiếp nối đời kia. Xã hội không một ai đón nhận họ, đón nhận những đứa trẻ có mẹ hành nghề mại dâm và sống trong một môi trường không trong sạch.

Có những đứa trẻ khác may mắn hơn không phải sống cùng mẹ trong khu đèn đỏ khi các em được các nhà hảo tâm cưu mang thì lại có những cách ứng xử khác nhau để đối diện với thực tại các em là con của người bán dâm. Nhiều em từ chối giữ liên lạc với những người mẹ của mình, số khác thì vật lộn chiến đấu với quá khứ đen tối của mẹ. Chỉ có một ít những đứa trẻ hiểu được sự khó khăn của những người mẹ làm trong môi trường này.

Nguồn: India Today, Daily Mail

 

 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang