Tìm thấy vi khuẩn E.coli gây bệnh trong thịt gà chưa chín
Nhiễm trùng đường tiết niệu (viết tắt là UTI) xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu, bao gồm: cơ quan sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu là thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, bàng quang và niệu đạo hay bị nhiễm trùng nhất.
Bệnh lý này thường gặp nhiều ở phụ nữ hơn nam giới. Thống kê cũng chỉ ra, phụ nữ đã có gia đình có nguy cơ mắc bệnh này ít nhất 1 lần trong đời.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) trong ruột. Khuẩn E.coli khi ở trên da hoặc gần hậu môn có thể vào trong đường tiết niệu và di chuyển lên trên các bộ phận khác. Ở phụ nữ, vì đường tiểu và hậu môn gần nhau hơn ở nam, nên nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học California tại Berkeley mới đây đã tiến hành nghiên cứu nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới sau khi các đồng nghiệp gợi ý rằng, một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh có liên quan đến 1 chủng vi khuẩn E.coli kháng thuốc trong gia cầm.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập 1020 mẫu nước tiểu từ các bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, đa số là phụ nữ. Sau nhiều bước nghiên cứu, họ tìm thấy 21% mẫu có chứa vi khuẩn E.coli. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng cũng được tìm thấy trong 38% của 200 mẫu thịt được kiểm tra tại Bắc California.
Khoảng một phần ba (32%) mẫu gà và 14% mẫu gà tây chứa các chủng vi khuẩn giống với những bệnh nhân mắc bệnh UTI.
Có gần 25% các mẫu gia cầm họ mang đi kiểm nghiệm từ các cửa hàng bán lẻ, siêu thị có chứa loại vi khuẩn E.coli giống hệt như vi khuẩn tìm thấy trong nước tiểu của các bệnh nhân nhiễm trùng đường UTI.
Những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiểu cũng xác nhận rằng, họ thường xuyên ăn thịt gia cầm chưa nấu chín hoặc xử lý thịt gia cầm còn sống không phù hợp với an toàn vệ sinh.
Hầu hết các loại vi khuẩn E.coli đều vô hại, nhưng một số lại gây tiêu chảy, nôn mửa, sốt và đau dạ dày. Trong những trường hợp xấu nhất, nhiễm E.coli có thể dẫn đến suy thận và thậm chí tử vong.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Lee Riley, một giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế công cộng Berkeley cho biết: “Khi so sánh loại vi khuẩn E.coli từ gia cầm và các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu của con người, chúng tôi thấy có sự chồng chéo của một số kiểu gen. Vì một lý do nào đó, gia cầm dường như dễ bị ô nhiễm nhiều hơn các mẫu thịt khác.”
Các nhà nghiên cứu đã trình bày những phát hiện này tại hội nghị ID Week 2017.
Nấu thịt gà đúng cách để giảm nguy cơ mắc bệnh
Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có thể được tìm thấy trên thịt gia cầm thông qua rất nhiều cách, chủ yếu là sơ chế và nấu nướng. Các loại thịt đó bao gồm: gà, gà tây, vịt và ngỗng, thịt heo, tôm, sụn…Để nấu đúng cách thịt gà và thịt gia cầm, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:
Không nên rửa thịt trước khi nấu: một số bà nội chợ có thói quen rửa thịt trước khi nấu nhưng điều này lại làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là bởi các giọt nước tiếp xúc lên bề mặt thịt gia cầm có thể mang theo vi khuẩn gây bệnh.
Có thể dùng nước muối hòa tan để rửa thịt vì nước muối cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt.
Nấu chín thịt: Nấu chín thịt giúp đảm bảo vi khuẩn gây hại trên thịt bị tiêu diệt hết. Nếu thịt không được nấu chín, vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm. Khi thịt được nấu chín sẽ không có nước thịt và thịt cũng không còn màu hồng hoặc đỏ bên trong.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.