Vi khuẩn phế cầu - “Thủ phạm” giấu mặt chuyên bắt nạt bé yêu
Vi khuẩn phế cầu thường ẩn náu trong vùng mũi họng, xuất hiện ở khoảng 50% trẻ em dù đang khỏe mạnh và lây lan qua đường hô hấp.[1] Khi vi khuẩn phế cầu xâm nhập cơ thể, sức đề kháng non nớt ở trẻ là điều kiện tốt để vi khuẩn “vùng lên” tấn công và gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng trẻ nhỏ.[2]
Vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân gây tử vong hàng triệu trẻ em mỗi năm, trở thành kẻ thù số một của các mẹ
Thủ phạm chỉ có một nhưng hệ quả lại vô vàn
VIÊM MÀNG NÃO
Tại các quốc gia đang phát triển thuộc châu Phi và châu Á, tỷ lệ tử vong vì bệnh này là trên 50% trong tổng số trẻ mắc bệnh.[3] Các triệu chứng của bệnh viêm màng não bao gồm: sốt cao và đau đầu xuất hiện trong vài giờ hoặc từ 1 đến 2 ngày, nôn mửa, cứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng, ăn mất ngon, rối loạn ý thức[4]…
Chẩn đoán viêm màng não ở trẻ khá khó khăn do triệu chứng không rõ ràng, trừ phi bệnh trở nặng. Việc điều trị viêm màng não do phế cầu khuẩn rất khó khăn, do trẻ phải dùng kháng sinh mạnh với liều thuốc cao hơn thông thường và thời gian điều trị kéo dài.
VIÊM PHỔI
Vi khuẩn phế cầu là một trong những nguyên nhân chính gây viêm phổi[5]. Viêm phổi do vi khuẩn phế cầu là dạng bệnh do vi khuẩn phế cầu nghiêm trọng và phổ biến nhất. Mẹ cần chú ý khi bé có các triệu chứng bao gồm: sốt, ho, thở nhanh hoặc khó thở, đau ngực…[6]
Tại Việt Nam, hàng năm viêm phổi cướp đi mạng sống của 4.000 trẻ em trong tổng số 2,9 triệu ca mắc.[7] Viêm phổi do vi khuẩn phế cầu nguy hiểm bởi tỷ lệ tử vong trung bình là 10-20%, thậm chí trên 50% ở trẻ nhỏ.[8]
NHIỄM TRÙNG MÁU
Nhiễm trùng máu là tình trạng vi khuẩn tràn ngập trong máu gây nên tình trạng viêm toàn thân. Do hệ đề kháng non nớt, trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng máu cao hơn các đối tượng khác[9], thường phối hợp chung với các bệnh viêm nhiễm khác. Các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng máu bao gồm: hụt hơi, nhịp tim cao, sốt - rét run, đau đầu, đau cơ, lơ mơ ngủ, ban ngoài da.[10]
Ban ngoài da là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm trùng máu mà cha mẹ cần lưu ý
Nếu tránh khỏi nguy cơ tử vong, nhiễm trùng máu thường sẽ kéo theo những vấn đề sức khoẻ về lâu dài cho trẻ. Gần một nửa (47%) số trẻ xuất viện sau khi điều trị nhiễm trùng máu cần tiếp tục quay lại bệnh viện ít nhất 1 lần[11].
VIÊM TAI GIỮA
“Điều trị viêm tai giữa” là cụm từ được rất nhiều người tìm kiếm gần đây. Đây là căn bệnh rất phổ biến và hoàn toàn không nên xem nhẹ. Viêm tai giữa cấp là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nhỏ phải sử dụng kháng sinh và thăm khám bác sĩ.[12] Các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa cấp bao gồm: đau tai, màng nhĩ sưng nề và đỏ, giảm thính lực, khó ngủ, sốt và bứt rứt.[13]
Nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến viêm tai giữa chảy mủ mạn tính, tái phát thường xuyên. Mất thính lực do bị viêm tai giữa cấp tái phát nhiều lần có thể dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi và kết quả học tập kém.[14]
Trong 10 trường hợp bị viêm tai giữa cấp thì có đến 7 ca là do vi khuẩn, trong đó vi khuẩn phế cầu chiếm từ 28 – 55% và vi khuẩn Heamophilus Influenza (HI) không định tuýp[15] chiếm 17 – 48%.
Loại trừ vi khuẩn phế cầu xâm nhập cơ thể - Giải pháp chung để phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm
Đưa trẻ đi tiêm vắc-xin là cách phòng chống các bệnh gây ra bởi vi khuẩn phế cầu tốt nhất
Cách thức phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là tăng cường kháng thể cho trẻ chống lại sự tấn công của vi khuẩn phế cầu thông qua việc cho trẻ bú sữa mẹ và tiêm ngừa vắc xin. Vắc-xin ngừa phế cầu là giải pháp hiệp quả giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm gây ra do vi khuẩn phế cầu cho trẻ em từ 6 tuần – 5 tuổi.[16]
Ngoài ra, mẹ có thể giúp con giảm thiểu khả năng nhiễm khuẩn như giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên sát khuẩn tay và cổ họng, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người… Đồng thời, mẹ có thể tăng cường vệ sinh, khử khuẩn môi trường sống xung quanh.
|
Các bệnh Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm tai giữa tuy rất nguy hiểm và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa. Hãy hỏi bác sĩ để bảo vệ con bạn khỏi kẻ xấu đáng gờm này nhé! Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tìm hiểu thêm thông tin và cách phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra trên trang web 5anhemnhasieu.com |
[1] Rudan, et al. J Glob Health 2013;3(1):010401
[3] http://yteduphong.com.vn/tieng-viet/tiem-chung/kien-thuc-tiem-chung/khac-che-phe-cau-khuan-bao-ve-tre-em-c3441i15323.htm
[5] Rudan, et al. J Glob Health 2013; 3(1) :010401
[8] http://yteduphong.com.vn/tieng-viet/tiem-chung/kien-thuc-tiem-chung/khac-che-phe-cau-khuan-bao-ve-tre-em-c3441i15323.htm
[9] https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/infections/Pages/Sepsis-in-Infants-Children.aspx
[11] https://www.cdc.gov/sepsis/what-is-sepsis.html
[12] WHO. Wkly Epidemiol Rec 2012;87: 129-44 2010;10(3): 195-203
[14] Brouwer C et al. The impact of recurrent acute otitis media on the quality of life of children and their caregivers. Clin Otolaryngol 2005; 30:258-65; Bennett KE et al. Behaviour and developmental effects of otitis media with effusion into the teens. Arch Dis Child. 2001; 85(2): 91-5.
[15] Heikkinen T et al.N Engl J Med 1999; 340:260-4
Theo Lamchame.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.