Rất nhiều trẻ bị u máu dâu tây, nhưng trường hợp nào thì mới đáng lo ngại?

Tuy u máu dâu tây đa phần không gây hại gì cho sức khỏe của các bé nhưng nhiều cha mẹ vẫn không tránh khỏi cảm giác lo lắng, sợ hãi.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể có nhiều vết và bớt trên cơ thể, chẳng hạn như vết cò mổ (stork bites - hay còn gọi là bớt hồng cam) đến bớt rượu vang (port wine stains). Tùy thuộc kích thước, hình dạng, màu sắc và vị trí, một số loại bớt này dù hoàn toàn bình thường nhưng vẫn có thể khiến bạn bị sốc khi nhìn vào.

Trong đó, có một vết bớt xuất hiện trên da bé dưới dạng một cục u màu hồng, từa tựa màu trái dâu tây nên thường có tên gọi u mạch máu dâu tây (strawberry hemangioma) hay phổ biến hơn là u máu và có thể gây cảm giác đáng sợ, khó chịu.

U máu dâu tây là gì?

Sự thật về vết bớt dâu tây trên cơ thể trẻ khiến cha mẹ lo lắng khôn nguôi - Ảnh 1.
 

U mạch máu dâu tây còn được gọi là u máu ở trẻ sơ sinh, vết dâu tây hay bớt dâu tây. Đó là một vết bớt, đồng thời là một khối u lành tính (không phải ung thư) thường không có gì nguy hiểm hoặc đáng lo ngại. Nguyên nhân là một loạt các mạch máu nhỏ (mao mạch) tụ lại ở lớp trên cùng của da trong khi em bé đang lớn dần lên trong bụng mẹ.

Sau khi bé chào đời, cục máu cũng phát triển. U máu ở trẻ sơ sinh là những mảng màu đỏ hoặc hồng trên da bé, có thể phẳng dẹt hoặc gồ lên. Chúng được gọi là bớt dâu tây vì đôi khi chúng trông giống như một quả dâu tây. Những khối tăng trưởng này có thể nhỏ hoặc khá lớn. Chúng thường xuất hiện trên đầu và cổ nhưng có thể cũng được tìm thấy trên thân và tay chân hoặc bất cứ nơi nào khác trên cơ thể bé.

Khi nào u máu dâu tây xuất hiện và biến mất?

Sự thật về vết bớt dâu tây trên cơ thể trẻ khiến cha mẹ lo lắng khôn nguôi - Ảnh 2.
 

Em bé của bạn có thể chào đời với một khối u máu dâu tây, nhưng nó có nhiều khả năng vết bớt này xuất hiện trong vài tuần đầu sau sinh. Nó thường xuất hiện trong tháng đầu tiên như một vết nhỏ và giống vết bầm hoặc vết nhợt nhạt trên da.

Trong 3-6 tháng đầu đời, một khối u mạch máu ở trẻ sơ sinh có thể phát triển rất nhanh và ngày càng đỏ hơn. Sự tăng trưởng thường chậm lại sau 6 tháng nhưng có thể tiếp tục cho đến khi bé được 9-12 tháng tuổi. Sau đó, từ 12 đến 18 tháng, khối u mạch máu này có thể bắt đầu bong ra, co lại và mờ dần. Một số u mạch máu biến mất vào thời điểm trẻ bắt đầu đi học (5 tuổi) và hầu như tất cả đều biến mất khi trẻ được 10 tuổi.

Sự thật về vết bớt dâu tây trên cơ thể trẻ khiến cha mẹ lo lắng khôn nguôi - Ảnh 3.

U mạch máu dâu tây ảnh hưởng đến 4-5% trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa).

U máu ở trẻ sơ sinh rất phổ biến. Nghiên cứu khoa học cho thấy, chúng ảnh hưởng đến khoảng 4-5% trẻ sơ sinh hoặc 1/20 bé. Các chuyên gia không biết tại sao một số trẻ sơ sinh mắc u máu nhưng nhiều nhà nghiên cứu phát hiện thấy, u mạch máu có nhiều khả năng xuất hiện ở những trường hợp sau:

- Da trắng.
- Là bé gái.
- Có cân nặng khi sinh thấp.
- Sinh non.
- Sinh đôi.
- Con đầu lòng.
- Thai ngôi ngược.

Hiện tại không có bằng chứng cho thấy do thực phẩm, hoạt động hoặc tiếp xúc với môi trường trong quá trình mang thai nào gây ra u máu.

U máu như thế nào thì bất thường?

U máu dâu tây có thể xuất hiện và phát triển như một khối u, nhưng nó không phải là ung thư và sẽ không lan rộng như ung thư. Mặc dù không cần phải lo lắng và các biến chứng cũng rất hiếm gặp nhưng có một số điều cha mẹ vẫn nên lưu ý:

Rất nhiều trẻ bị u máu dâu tây, nhưng trường hợp nào thì mới đáng lo ngại - Ảnh 5.

U máu dâu tây có thể xuất hiện và phát triển như một khối u, nhưng nó không phải là ung thư và sẽ không lan rộng như ung thư (Ảnh minh họa).

- Khối u đang phát triển rất nhanh.
- Nó đang cản trở hơi thở của bé.
- Khối u nằm trên mắt bé và khiến tầm nhìn của bé hạn chế.
- Khối u chảy máu thường xuyên.
- Trông như thể bị nhiễm bệnh.
- Có nhiều u mạch máu trên cơ thể bé.

Điều trị u máu dâu tây

Nếu u mạch máu chỉ khiến bạn lo lắng về mặt thẩm mỹ và không chứa đựng nguy cơ nguy hiểm, bạn có thể để nó mờ dần và biến mất một cách tự nhiên. Tuy nhiên, một số u mạch máu không biến mất hoàn toàn và chúng có thể để lại một vùng da đổi màu, sẹo hoặc lớp da không còn săn chắc. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc, tiêm, điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật.

Nguồn: Family

 

Link bài gốc: http://helino.ttvn.vn/helino/rat-nhieu-tre-bi-u-mau-dau-tay-nhung-truong-hop-nao-thi-moi-dang-lo-ngai-2220192912111056472.htm

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang