Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong y học cổ truyền, rau dền được biết tới như một vị thuốc chữa được rất nhiều loại bệnh khác nhau. "Trong Đông y, rau dền có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có công dụng chữa bỏng, mụn nhọt, bệnh đường hô hấp… Nước ngoài còn sử dụng loại rau này để giúp nhuận tràng, trị táo bón", vị lương y này khẳng định.
Rau dền cũng rất giàu chất sắt, rất tốt cho bệnh nhân thiếu máu vì làm tăng hàm lượng hemoglobin. Ăn rau dền thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ hàm lượng phytosterol dồi dào, thúc đẩy giảm huyết áp và đột quỵ…
Rau dền tốt quá tốt nên vào chính vụ mùa hè, nhiều chị em thường mua thật nhiều để ăn trong những bữa cơm gia đình quây quần. Tuy nhiên, có một số điều cấm kỵ khi ăn loại rau này không phải ai cũng nắm rõ. Cụ thể như sau:
Tuyệt đối không được ăn quá nhiều rau dền mỗi bữa
"Mặc dù đây là loại rau có nhiều công dụng chữa bệnh, không có độc nhưng không phải ai ăn càng nhiều thì càng tốt. Nguyên nhân là rau dền có tính hàn, thanh nhiệt, người đang bị tiêu chảy tốt nhất không nên dùng. Phụ nữ có thai, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh cũng được khuyến cáo không nên ăn rau dền để an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và con", lương y Bùi Hồng Minh nói.
Không kết hợp ăn rau dền cùng tiết canh hay quả lê
Theo lương y Bùi Hồng Minh, nếu bạn ăn rau dền đỏ không nên kết hợp cùng tiết canh vì sẽ gây tiêu chảy, không ăn chung với thịt ba ba vì rất dễ sinh độc tính, gây nên ngộ độc thực phẩm.
Nếu bạn ăn rau dền đỏ không nên kết hợp cùng tiết canh vì sẽ gây tiêu chảy, không ăn chung với thịt ba ba vì rất dễ sinh độc tính, gây nên ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, không nên ăn quả lê khi ăn rau dền, thậm chí là dùng quả lê để tráng miệng ngay sau khi ăn loại rau này. Điều này có thể khiến bạn dễ bị nôn mửa, rối loạn tiêu hóa. Do đó, mọi người, nhất là những người mắc các bệnh về tiêu hóa không nên nấu chung hoặc ăn 2 thực phẩm này cùng lúc hoặc khoảng cách ăn quá gần nhau.
Không ăn rau dền được hâm nóng nhiều lần
Rau dền thuộc nhóm rau ăn, nếu ăn không hết cũng đừng tiếc mà để qua đêm hay hâm nóng lại nhiều lần để ăn. Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), các loại canh rau để qua đêm sẽ sản sinh hàm lượng nitrat khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – chất gây ung thư.
Khi nitrite được đưa vào dạ dày qua ăn uống sẽ hình thành N-nitroso, có thể gây nên những căn bệnh ung thư đáng sợ như ung thư thực quản, dạ dày cũng như các bệnh ở đường tiêu hóa.
Rau dền thuộc nhóm rau ăn, nếu ăn không hết cũng đừng tiếc mà để qua đêm hay hâm nóng lại nhiều lần để ăn.
Những đối tượng không nên ăn hoặc hạn chế ăn rau dền
Rau dền ngon mát và phổ biến trong mùa hè nhưng ngoài vai trò là thực phẩm, đây còn là vị thuốc rẻ tiền trong Đông y. Do đó, một số đối tượng tuyệt đối không nên ăn loại rau này hoặc nếu muốn dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dùng thận trọng. Đối tượng không nên ăn rau dền là:
- Người có cơ thể tính hàn, phụ nữ có thai, thể trạng hư hàn: Rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người đi ngoài lỏng, tiêu chảy mạn tính, phụ nữ có thai hư hàn.
- Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, bệnh sạn thận: Rau dền chứa nhiều acid oxalic ảnh hưởng nhiều trên sự ức chế hấp thu canxi và kẽm. Đồng thời dễ hình thành các sỏi oxalate nên cần tránh cho các bệnh nhân đang bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận.
Theo Tri Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.