Rốt cuộc "truyền thuyết" uống 8 ly nước/ngày có thực sự giúp giảm cân?

Câu nói gần như là huyền thoại với hội chị em “hít không khí cũng béo” là: uống 8 ly nước mỗi ngày có thể giúp bạn giảm cân. Nhưng thực tế, điều này còn đúng?

Uống các loại nước nhằm giảm cân từng là trào lưu

Uống nhiều nước lọc, uống các loại nước giảm cân chuyên dụng không cần ăn thêm gì là biện pháp mà nhiều người đang áp dụng để mau chóng sở hữu một thân hình hoàn hảo.

Những người theo trào lưu này tin rằng, nếu bạn có một chế độ uống nước hợp lý, bạn có thể giảm cân. Vì khi uống nhiều nước, nó sẽ chiếm phần lớn thể tích dạ dày, làm cơ thể cảm giác nhanh no và hạn chế việc hấp thu chất béo từ hoạt động ăn các thực phẩm khác.

Các loại đồ uống giảm cân như soda, nước đậu đen, đậu nành…được quảng cáo là chứa đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động tối thiểu của cơ thể. Khi uống chúng theo số lượng hợp lý, chúng ta không cần ăn thêm bất kỳ loại thức ăn nào.

Ngoài ra, nước cũng không làm cơ thể đột quỵ như khi nhịn ăn. Nước cũng giúp bài tiết tốt hơn, kèm theo đó là đưa dẫn các chất béo ra ngoài theo hệ bài tiết. 

Nhưng rất nhiều người giảm cân bằng cách uống nhiều nước này lại đưa ra kết luận rằng, đây không phải là một phương pháp đáng tin cậy. Trong một số trường hợp, nó còn khiến họ tăng cân.

Ví dụ như bà mẹ H.A, 27 tuổi, mỗi ngày chị uống đều đặn 2-3 hộp sữa tách béo không đường và không ăn thêm loại thực phẩm gì trừ táo. Kết quả là sau 1 tháng, chị H.A bị tăng thêm 2 kg mà không biết lý do vì sao.

Một số người cũng nghĩ uống nước giúp giảm cân và đốt cháy calo nhưng lượng calo bị mất đi này  lại quá ít so với trọng lượng cơ thể của bạn, nên phương pháp không mấy hiệu quả.

Rốt cuộc uống nhiều nước có giảm được cân không?

Để trả lời câu hỏi này, một nghiên cứu đã được tiến hành trên người trưởng thành sử dụng độ uống giảm cân mỗi ngày. Nghiên cứu đã chỉ ra, nhóm người trưởng thành sử dụng ít nhất một khẩu phần đồ uống giảm cân mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ hoặc mất trí nhớ cao gấp 3 lần so với nhóm dùng đường tự nhiên.

 Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Current Biology đã đưa ra một cái nhìn khác về các loại đồ uống giảm cân: các loại nước này không chứa nhiều calo. Nhưng chính chất tạo ngọt nhân tạo ít lấy calo lại làm rối loạn quá trình trao đổi chất, khiến bạn thèm ăn hơn, phá hoại động mạch và làm tăng nguy cơ tiểu đường.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Boston (Mỹ) cũng đưa ra nhận định rằng, cơ thể dễ dàng hiểu sự “ngọt ngào” trong thực phẩm ngọt tự nhiên là một nguồn calo dồi dào. Tuy nhiên, với các chất ngọt nhân tạo có trong đồ uống giảm cân, nó lại quá ngọt so với lượng calo thực tế làm não bộ phải bối rối. Khi đó, não bộ sẽ không ghi nhận lượng calo bạn đã tiêu thụ khiến bạn vẫn đói và có nhu cầu ăn thêm.

Giáo sư Dana Small, đồng tác giả nghiên cứu, đến từ Đại học Y khoa Yale đã tiến hành thử nghiệm quét MRI não bộ của một số tình nguyện viên khi họ dùng các đồ uống khác nhau và rút ra kết luân, sự bối rối này có thể làm hỏng phản ứng trao đổi chất thông thường. Vì vậy, nguy cơ tiểu đường cũng tăng theo.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Boston cũng tìm thấy aspartame- một chất làm ngọt có lượng calo thấp dễ gây phá hoại các động mạch, gây xơ vữa nếu dùng nhiều. Các nhà khoa học cũng cho rằng, aspartame liên quan đến chứng đột quỵ và sa sút trí tuệ.

Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến cáo cho các chị em thường xuyên lạm dụng đồ uống giảm cân nên hạn chế lại vì chúng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của đứa trẻ khi sinh ra. Những đứa bé này đã tiếp xúc với chất làm ngọt nhân tạo từ trong bụng mẹ, dẫn đến việc có khẩu vị ưa ngọt.

Các nhà khoa học khuyên rằng, chúng ta hãy sống lành mạnh bằng cách chọn nước hoặc sữa. Lạm dụng đường có thể có hại, nhưng lạm dụng chất làm ngọt nhân tạo còn đáng lo hơn!

Nguồn: Tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang