Sẽ có khoảng 1 tỷ người trên thế giới chắc chắn không mua iPhone 11 Pro và Pro Max dù mê Apple đến cỡ nào, lý do nằm ở đây

Nguyên nhân là vì cụm 3 camera đằng sau của dòng điện thoại mới này khiến nhiều người... muốn phát bệnh.

Đêm qua tại buổi lễ ra mắt thường niên của Apple, toàn bộ thông tin chi tiết của dòng iPhone thế hệ 11 đã được công bố. iPhone 11/11 Pro/11 Pro Max lần lượt là phiên bản kế nhiệm của iPhone XR/XS/XS Max.

Tâm điểm của sự kiện hôm qua là 2 con "quái vật công nghệ" dòng Pro và Pro Max với cấu hình siêu khủng và đặc biệt là bộ cụm 3 camera lồi đằng sau - thứ được Apple đánh giá là một bước đột phá lớn trong công nghệ.

Sẽ có khoảng 1 tỷ người trên thế giới chắc chắn không mua iPhone 11 Pro và Pro Max dù mê Apple đến cỡ nào, lý do nằm ở đây - Ảnh 1.

Cụm 3 camera được cho là đột phá trên iPhone 11 Pro và Pro Max

Tuy nhiên, chính sự đột phá có thể khiến Apple phải trả giá. Dù người khen, kẻ chê, nhưng tự chung nhiều cư dân mạng thẳng thừng cho biết họ sẽ không mua các dòng iPhone thế hệ mới, bởi nó vô tình kích hoạt một nỗi sợ cực kỳ phổ biến, chiếm tới 15% dân số hiện nay.

Đó là chứng sợ lỗ - Trypophobia. Và dành cho những ai chưa biết, 15% dân số thế giới là tương đương với hơn 1 tỉ người đấy.

Hội chứng sợ lỗ có thể hiểu theo đúng nghĩa đen của nó - tức là nỗi sợ những bề mặt thủng lỗ chỗ. Những người mắc hội chứng này khi nhìn thấy những hình ảnh "có lỗ" như pho-mát, gương sen, hay thậm chí là dép tổ ong huyền thoại - sẽ cảm thấy không được bình thường, sợ hãi, buồn nôn, chóng mặt...

Mà khổ nỗi, cụm camera của Pro và Pro Max trông chẳng khác gì 3 cái lỗ vừa to vừa đen, thế mới đau.

Sẽ có khoảng 1 tỷ người trên thế giới chắc chắn không mua iPhone 11 Pro và Pro Max dù mê Apple đến cỡ nào, lý do nằm ở đây - Ảnh 2.

Camera trên iPhone 11 Pro khiến hội chứng sợ lỗ của nhiều người bộc phát

Sẽ có khoảng 1 tỷ người trên thế giới chắc chắn không mua iPhone 11 Pro và Pro Max dù mê Apple đến cỡ nào, lý do nằm ở đây - Ảnh 3.

Tại sao chứng bệnh này tồn tại?

Lý do tại sao con người lại sợ những bề mặt có lỗ điều đã làm đau đầu khoa học trong thời gian dài. Đã có nhiều giả thuyết được đặt ra, mà nổi bật nhất là giả thiết về việc não bộ bị quá tải. Trong đó, nhiều chuyên gia cho rằng để xử lý các bề mặt có quá nhiều lỗ thủng, não bộ cần nhiều oxy hơn, dẫn đến phản ứng bằng các cảm giác như chóng mặt, buồn nôn để buộc người nhìn không nhìn nữa.

Sẽ có khoảng 1 tỷ người trên thế giới chắc chắn không mua iPhone 11 Pro và Pro Max dù mê Apple đến cỡ nào, lý do nằm ở đây - Ảnh 4.

Tuy nhiên giả thuyết này vấp phải nhiều ý kiến phản đối, vì rốt cục cũng chỉ 15% dân số mắc phải nó. Nhiều hình ảnh khác xem còn mệt hơn, cũng đòi hỏi cung cấp nhiều oxy hơn, nhưng không gây ra hiệu ứng tương tự.

Đến năm 2017, các chuyên gia từ ĐH Kent (Anh) đã tìm ra lời giải. Nguyên do là vì quá trình tiến hóa đã giữ lại cho một phần trong chúng ta nỗi sợ về: bệnh tật và ký sinh trùng. Qua thời gian, quá trình tiến hóa đã khiến tiềm thức của một số người hiểu được rằng phải né tránh các loại bệnh tật dễ lây lan và có phần... kinh dị với các nốt và lỗ thủng trên bề mặt da, như đậu mùa, sởi, rubella, sốt phát ban, hoặc nhiễm bọ ve... Khi ấy, cơ thể sẽ có phản ứng buồn nôn, chóng mặt, buộc phải né tránh.

Hội chứng này cũng giống như việc một số người cảm thấy sợ máu, sợ mùi hôi... vậy.

Tham khảo: IFL Science, Science Alert

 

Theo Trí Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang