Sử dụng thực phẩm sai cách, thần dược cũng thành độc dược

(lamchame.vn) - Có những thực phẩm đã trở nên hết sức quen thuộc trong gian bếp nhà bạn nhưng liệu bạn đã bảo quản và chế biến chúng đúng cách? Một số thực phẩm nếu sử dụng sai cách rất có thể trở thành "độc dược" nguy hiểm với cả nhà.

1. Chế biến măng

Măng là thực phẩm dễ ăn nhưng lại không mang đến nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngược lại, trong măng còn chứa xyanua, một chất có thể gây ngộ độc nếu không được loại bỏ đúng cách. Nghiên cứu cho thấy, 3 loại măng phổ biến được sử dụng nhiều trên thị trường hiện nay là măng trắng, măng trắng ngâm nước nửa ngày và măng vàng đều chứa lượng xyanua rất lớn.

Măng chứa hàm lượng xyanua rất lớn hình ảnh

Măng chứa hàm lượng xyanua rất lớn. Ảnh: Internet.

Hàm lượng xyanua trong măng có thể giảm dần khi ngâm trong nước. Tuy nhiên có một số loại măng trong quá trình ngâm vẫn không hết hẳn được chất xyanua. Những loại măng này khi ăn vào cơ thể, chất xyanua trong nó sẽ kết hợp với một số enzym hoặc một số chất khác trong đường ruột gây ngộ độc cấp tính. Chính vì vậy, trước khi chế biến măng, bạn nên sơ chế thật kỹ bằng cách ngâm măng trong nước trong nhiều giờ, kết hợp với luộc măng 1-2 lần trước khi nấu để đảm bảo chất xyanua đã bị loại bỏ hoàn toàn.

2. Sử dụng thịt chế biến sẵn

Do để tiết kiệm thời gian, do hương vị hấp dẫn, do giá thành hợp lý,... mà rất nhiều chị em thường xuyên lựa chọn những loại thịt đã qua chế biến để sử dụng. Các loại thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích,... là thực phẩm được bày bán phổ biến trên thị trường hiện nay, được người tiêu dùng mua và sử dụng rất nhiều mà không hề biết rằng chính những chất bảo quản có trong các thực phẩm này là nguyên nhân khiến gia đình bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư cao hơn.

Thịt chế biến sẵn chứa nhiều chất gây ung thư hình ảnh

Thịt chế biến sẵn chứa nhiều chất gây ung thư. Ảnh: Internet.

Trong các sản phẩm thịt đã qua chế biến thường chứa hàm lượng muối nitrit và nitrat rất lớn, là tác nhân chính gây ung thư đại tràng và các bệnh ung thư khác. Do đó, cách tốt nhất để phòng tránh ung thư cho cả gia đình là bạn nên sử dụng thịt tươi sống thay vì thịt đã qua chế biến.

3. Luộc khoai mì

Có một sự thật nhưng không hải ai cũng biết là thực phẩm khoai mì cũng chứa hàm lượng xyanua rất lớn. Thông thường, khi luộc khoai mì, chúng ta sẽ thấy một lớp váng đóng trên bề mặt nước. Đây chính là chất xyanua mà nếu đi vào cơ thể với hàm lượng lớn sẽ rất dễ gây ngộ độc nguy hiểm.

Sơ chế kĩ khoai mì trước khi chế biến hình ảnh

Sơ chế kĩ khoai mì trước khi chế biến. Ảnh: Internet.

Chất xyanua này thường tập trung chủ yếu ở lớp ngoài của khoai mì. Chính vì vậy, khi chế biến thực phẩm này, bạn nên loại bỏ vỏ và ngâm với nước trong nhiều giờ để loại bỏ xyanua. Đặc biệt, khi luộc bạn cũng nên mở nắp vung để các chất độc có thể bay ra ngoài mà không tích tụ trong thực phẩm.

4. Sử dụng khoai tây mọc mầm

Khoai tây khi bảo quản không đúng cách hay để quá lâu ngày sẽ bị mọc mầm. Đây là biểu hiện của việc hình thành solanine trong củ khoai tây, một chất rất độc với cơ thể, có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Sử dụng khoai tây mọc mầm gây ngộ độc và có thể dẫn đến những bệnh lý vô cùng nguy hiểm như nôn mửa, suy hô hấp,...

Khoai tây mọc mầm gây độc cho cơ thể hình ảnh

Khoai tây mọc mầm gây độc cho cơ thể. Ảnh: Internet.

5. Sử dụng nhiều bột mì tinh chế

Bánh mì, bánh ngọt,... là những thực phẩm có thành phần là bột mì tinh chế rất cao. Trong bột mì tinh chế lại chứa hàm lượng carbohydrate rất lớn. Chất này nếu thường xuyên được đưa vào cơ thể sẽ có nguy cơ gây ung thư vú đến 220%.

Ngoài ra, những thức ăn chứa nhiều đường đều không tốt cho cơ thể nếu được tiêu thụ ở hàm lượng lớn, làm tăng đường huyết và khả năng mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.

Bột mì tinh chế là thành phần chính của các loại bánh mì và bánh ngọt hình ảnh

Bột mì tinh chế là thành phần chính của các loại bánh mì và bánh ngọt. Ảnh: Internet.

6. Ăn cà chua xanh

Các loại quả xanh hầu hết đều chứa những thành phần không tốt cho cơ thể, đặc biệt là cà chua xanh. Cà chua xanh chứa hàm lượng solanine lớn, chất độc có thể gây chóng mặt, nôn ói và một số triệu chứng nguy hiểm khác khi đi vào cơ thể.

Cà chua xanh chứa hàm lượng chất độc solanine rất lớn hình ảnh

Cà chua xanh chứa hàm lượng chất độc solanine rất lớn. Ảnh: Internet.

7. Chế biến củ cải trắng

Củ cải trắng là thực phẩm đã quá quen thuộc với gia đình bạn nhưng không phải ai cũng biết về những độc tố chứa bên trong nó. Trong vỏ củ cải trắng chứa lượng furocoumarins rất lớn, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày và có thể gây bỏng rát khi tiếp xúc. Chính vì vậy, khi chế biến củ cải trắng, bạn cần loại bỏ hoàn toàn phần vỏ và những phần lư hỏng, nấu chín củ cải thì chất độc sẽ hết.

Vỏ củ cải trắng có chứa furocoumarins hình ảnh

Vỏ củ cải trắng có chứa furocoumarins. Ảnh: Internet.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang