Sự thật về 5 thực phẩm "chịu tiếng xấu" suốt bao năm: Chúng có tệ như lời đồn?

Từ hoa quả sấy khô đến thịt đỏ, những món ăn này đã ‘chịu tiếng xấu’ suốt bao năm qua. Thế nhưng chúng có thực sự tệ đến vậy?

Everyday Health, chuyên trang sức khỏe uy tín có trụ sở tại Mỹ, vừa đăng tải một bài viết về các loại thực phẩm gây tranh cãi.

Theo đó, trên mạng có rất nhiều thông tin về những loại thực phẩm không nên ăn, ví dụ như thực phẩm được cho là gây béo phì, có hại cho tim mạch…

Thế nhưng, theo chuyên gia dinh dưỡng sống tại New York (Mỹ), cô Katherine Brooking, nhiều người có xu hướng nghe theo những thông tin trên mạng chưa từng được khoa học chứng minh.

"Nếu bạn xem những thông tin khoa học về dinh dưỡng, bạn sẽ thấy có ít cuộc tranh cãi hơn những gì xuất hiện trên truyền thông", Brooking nói với Everyday Health.

Dưới đây là 5 thực phẩm ‘chịu tiếng xấu’ suốt bao năm qua và luôn là chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng quan tâm đến dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu xem chúng có thực sự gây hại như lời đồn?

Hoa quả sấy khô

Sự thật về 5 thực phẩm chịu tiếng xấu suốt bao năm: Chúng có tệ như lời đồn? - Ảnh 2.

Trái cây sấy khô là món ăn vặt hấp dẫn. Mít sấy khô, xoài sấy khô… nghe tên đã khiến nhiều người ứa nước miếng.

Có thông tin cho rằng hoa quả sấy khô chứa nhiều đường, không tốt cho sức khỏe. Thế nhưng theo Julie Upton, một chuyên gia dinh dưỡng ở San Francisco, Mỹ, hoa quả sấy khô chứa rất "nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa", ăn đúng cách thì tốt.

"Hoa quả sấy khô cũng là nguồn cung cấp năng lượng lớn từ đường tự nhiên ", Upton nói.

Theo chuyên gia, chúng ta hoàn toàn có thể ăn hoa quả sấy khô, miễn sao chọn loại không thêm đường.

Ngoài ra, khi ăn hoa quả sấy khô, chúng ta có thể không cảm thấy no như khi ăn hoa quả tươi. Nhưng sự thật là trái cây sấy khô thường có hàm lượng calo cao gấp 4 lần trái cây tươi. Vì vậy, hãy ăn với mức độ vừa phải.

Bánh mì

Sự thật về 5 thực phẩm chịu tiếng xấu suốt bao năm: Chúng có tệ như lời đồn? - Ảnh 3.

Everyday Health viết rằng bánh mì không phải là thực phẩm đáng sợ với phần lớn người khỏe mạnh.

Ngành công nghiệp ăn kiêng gọi bánh mì là kẻ thù không đội trời chung của giảm cân vì nó chứa carbohydrate. Nhưng bạn không cần phải kiêng hoàn toàn bánh mì khi giảm cân.

"Chỉ cần đảm bảo chọn bánh mì nguyên hạt thay vì bánh mì trắng, chỉ nên ăn một hoặc hai lát, cân bằng chế độ ăn với ngũ cốc nguyên hạt, nguồn protein nạc, chất béo có lợi cho tim, trái cây và rau quả", Brooking khuyên.

Thịt đỏ

Sự thật về 5 thực phẩm chịu tiếng xấu suốt bao năm: Chúng có tệ như lời đồn? - Ảnh 5.

Thỉnh thoảng ăn thịt đỏ không sao cả, chỉ cần cố gắng kiểm soát chất béo bão hòa, Everyday Health viết.

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR), ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn và thịt cừu) làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, thịt bò cũng chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tăng nguy cơ bệnh tim.

Thế nhưng, các loại thịt (bao gồm cả thịt đỏ) có thể là một nguồn dinh dưỡng quý giá, đặc biệt là protein, sắt, kẽm và vitamin B12, theo Brooking. Tuy nhiên, ăn thịt không phải là một phần thiết yếu của một chế độ ăn lành mạnh. Theo hướng dẫn của AICR, bạn có thể ăn thịt đỏ tối đa 3 lần mỗi tuần và tiêu thụ không quá 500 gr mỗi tuần.

Trứng

Sự thật về 5 thực phẩm chịu tiếng xấu suốt bao năm: Chúng có tệ như lời đồn? - Ảnh 6.

Cuộc tranh luận về trứng dường như không bao giờ nguội. Nhưng nếu bạn thích trứng, bạn có thể ăn chúng. Chuyên gia Upton cho biết sự lo ngại xuất phát từ hàm lượng cholesterol của chúng, nhưng chất béo bão hòa trong chế độ ăn mới làm tăng cholesterol trong máu, chứ không phải bản thân cholesterol.

Upton nói thêm: "Trứng chứa hơn 13 chất dinh dưỡng thiết yếu và một số chất dinh dưỡng khó kiếm như vitamin D và A, lutein và zeaxanthin và choline".

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ gợi ý ăn trung bình 1 quả trứng mỗi ngày.

Khoai tây

Sự thật về 5 thực phẩm chịu tiếng xấu suốt bao năm: Chúng có tệ như lời đồn? - Ảnh 8.

Có nhiều thông tin xấu về khoai tây chiên. Thế nhưng điều này không có nghĩa là khoai tây nói chung không tốt.

Theo Everyday Health, thay vì ăn khoai tây chiên, chúng ta có thể ăn khoai tây nướng.

Một suất khoai tây chiên trung bình tại các cửa hàng thức ăn nhanh thường chứa 452 calo và 21 g chất béo. Trong khi đó, suất khoai tây nướng trung bình chứa 265 calo và 0 g chất béo.

Thêm vào đó, một củ khoai tây nướng cung cấp hơn 5 g protein và 4 g chất xơ.

Upton nói: "Khoai tây là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời, giúp điều chỉnh và làm dịu huyết áp.

Khoai tây nướng ăn kèm các loại rau như bông cải xanh (thay vì bơ, pho mát, thịt xông khói) sẽ là lựa chọn bổ dưỡng.

(Theo Everyday Health)

 

Theo soha.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang