Tác giả cuốn sách "Những tin tốt về hành vi xấu" cho biết: Quát mắng hay phạt con xưa rồi, cha mẹ hiện đại nên biết cách xử lý này

La mắng, phạt ngồi vào "góc bình yên", lấy phần thưởng để dụ dỗ hay đánh đòn không còn là biện pháp kỷ luật con hư hiệu quả nữa.

Chúng ta biết rằng, la hét, quát mắng khi con trẻ cư xử chưa đúng không giúp ích gì hết. Nếu cách này có khiến trẻ cư xử đúng hơn thì tác dụng của nó cũng chẳng lâu dài, ngay cả khi bạn có áp dụng phạt trẻ đi chăng nữa. Nhiều bé dường như không hề để tâm và rốt cuộc, bạn thấy mình phải lặp lại biết bao nhiêu lần: "Mẹ đã nói con thế nào về… chuyện này cơ chứ?".

  • 8 sai lầm của cha mẹ khiến con lớn lên sẽ hình thành tính cách xấu

Tại sao con không nghe lời bạn?

Trong cuốn sách mới "The Good News About Bad Behavior" (tạm dịch: "Những tin tốt về các hành vi xấu") tác giả, nhà báo kiêm chuyên gia nuôi dạy con, Katherine Reynolds Lewis, lập luận rằng, la mắng, phạt ngồi vào "góc bình yên", lấy phần thưởng (để dụ dỗ) hay đánh đòn không còn hiệu quả nữa. Những biện pháp kỷ luật này giúp cha mẹ kiểm soát tình hình nhưng nó không xác định được nguyên nhân tại sao trẻ cư xử sai. Cha mẹ cần ngừng nhìn nhận việc đứa trẻ mè nheo, ăn vạ hay làm mất đồ là biểu hiện trẻ hư, không nghe lời.

Còn cây bút của tờ SheKnows, Jonita Davis, đã chỉ ra trong bài báo về cuốn sách trên: "Lý do những biện pháp kỷ luật này không hiệu quả nằm ở chỗ: vấn đề không phải hành vi của trẻ mà là cách cha mẹ nhìn nhận hành vi đó".

misbehavingchild-JUNE418

La mắng, phạt ngồi vào "góc bình yên" hay đánh đòn không còn là biện pháp dạy dỗ hiệu quả nữa (Ảnh minh họa).

Cũng trong cuốn sách, tác giả Lewis đề xuất việc cha mẹ cần áp dụng "apprenticeship model of parenting" (tạm dịch: mô hình học nghề dạy con). Theo đó, phụ huynh cần nhận biết sự khác biệt giữa "hành vi xấu" và mong muốn khẳng định sự tự lập của trẻ. Để phân biệt được, cha mẹ phải lắng nghe con tốt hơn, đặc biệt là các bé ở độ tuổi chập chững biết đi (12-36 tháng tuổi). Và để lắng nghe con hiệu quả, cha mẹ cần biết buông bỏ.

Cụ thể, Lewis có đề cập đến việc "cha mẹ từ bỏ quyền kiểm soát và cho phép trẻ học thông qua mắc lỗi".

Đã có rất nhiều bài báo viết về lợi ích của việc để con nếm trải hậu quả từ những lỗi lầm mà trẻ gây ra, đó là cách trẻ sẽ học không phạm sai lầm lần nữa. Đó là cách giúp trẻ hiểu khái niệm trách nhiệm nhưng cha mẹ sẽ (vô tình) cản trở quá trình học hỏi những kỹ năng sống quý giá này của con nếu họ áp dụng phong cách làm cha mẹ kiểu "trực thăng": Quá bao bọc con, luôn lo sợ con bị thương, bị đau nên lúc nào cũng đặt mình vào trạng thái sẵn sàng ứng cứu.

misbehavingchild-JUNE418

Trong một cuộc phỏng vấn với NPR, tác giả Lewis cho biết, cha mẹ cần đặt niềm tin vào con và đảm bảo sự cân bằng nếu muốn nuôi dạy con cái trở thành những người thành công. "Hãy trao cho con quyền lực ở mức nhiều nhất mà bạn có thể chịu đựng rồi cố gắng giữ lại những chỉ dẫn của bạn để dành cho những việc mà bạn không nghĩ con làm được".

Minh họa cụ thể hơn cho ý này, Lewis nhấn mạnh: "Con biết cách đi giày. Vậy nên, nếu bạn bước qua cửa ra ngoài, con sẽ xỏ giày và theo bạn. Con có thể không thích lắm nhưng rốt cuộc, con sẽ làm. Và nếu bạn ở ngoài chờ con tầm 5-10 phút – không dọa nạt cũng chẳng rầy la – nhiều khả năng con sẽ xỏ giày và bước theo bạn thật nhanh".

dreamstimexl40381789-1531386791931864496969

La hét, quát mắng khi con trẻ cư xử chưa đúng đôi khi không giúp ích gì hết (Ảnh minh họa).

Cha mẹ hay hỏi rằng: "Làm thế nào để khiến trẻ làm điều chúng tôi muốn?". Còn tác giả Katherine Reynolds Lewis nhận thấy câu hỏi đúng phải là: "Tại sao bọn trẻ không thể làm những gì chúng ta muốn?".

Thực tế, Lewis đã áp dụng một kỹ thuật mà cô gọi là "4 chữ R để tránh các cuộc chạm trán nảy lửa với con và để nhận được sự hợp tác của con". Bất cứ hậu quả nào của hành vi chưa đúng mà trẻ đã làm nên:

- Tiết lộ sẵn cho trẻ biết (Revealed in advance)

- Thể hiện sự tôn trọng trẻ (Respectful)

- Liên quan tới quyền định mà trẻ đã đưa ra (Related to the decision the child make)

- Hợp lý trong chừng mực (Reasonable in scope)

Tác giả Lewis giải thích: "Trên thực tế, hành động ngay tại thời điểm đó đôi khi phản tác dụng nếu trẻ trong trạng thái kích động, hạch hạnh nhân trong não được kích hoạt, trẻ bắt đầu bùng nổ bằng cách kêu gào, ăn vạ… Và trẻ không thể học một cách hiệu quả bởi đâu có chạm tới được phần giải quyết vấn đề trong não bộ - phần thùy trán – nơi trẻ thực sự đưa ra quyết định và tư duy logic. Vậy nên, mọi hành vi chưa đúng không nhất thiết cần một hậu quả tức thời".

13-cach-noi-de-con-nghe-loi-ram-rap877e43cafa094b3

Tác giả Lewis khuyến nghị một kỹ thuật khác để củng cố hành vi tốt ở trẻ. Ngay tại thời điểm bùng nổ căng thẳng, việc bạn chỉ "lầm bầm rồi bỏ đi" nếu con "không làm theo điều bạn muốn". Tranh thủ lúc này, hãy nghĩ về những việc bạn sẽ làm.

"Thay vì can thiệp bằng một phần thưởng để xoa dịu, dụ dỗ bé hoặc một hình phạt hay những lời la mắng, bạn có thể trao cho mình chút tách biệt cần thiết. Giả vờ bạn nhớ ra có thứ gì trên bếp cần xử lý hoặc nghe có tiếng động ở phòng bên rồi bước đi. Làm như vậy, bạn sẽ có chút tách biệt để sắp xếp lại suy nghĩ và trở nên bình tâm hơn chút. Nhờ đó, bạn sẽ phản ứng với hành vi của con từ góc nhìn tốt nhất trong bạn - dựa trên ý định tốt đẹp nhất của người làm cha làm mẹ".

 

Theo trí thức trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang