Tại Nhật, đầu mỗi năm học mới, giáo viên sẽ đến thăm từng nhà học sinh để làm việc này

Tâm sự của một bà mẹ người Trung Quốc khi đến sinh sống tại Nhật Bản, trong khi ở nhiều nơi việc tương tác giữa nhà trường và gia đình học sinh còn hạn chế thì việc thầy cô giáo chủ động đến thăm nhà học sinh mỗi đầu năm học ở bậc tiểu học của Nhật Bản là một chuyện khá thú vị với người mẹ này.

Đây là một nét văn hóa riêng có và khá thú vị về nền giáo dục của đất nước mặt trời mọc. Tâm sự của một bà mẹ người Trung Quốc khi đến sinh sống tại Nhật Bản, trong khi ở nhiều nơi việc tương tác giữa nhà trường và gia đình học sinh còn hạn chế thì việc thầy cô giáo chủ động đến thăm nhà học sinh mỗi đầu năm học ở bậc tiểu học của Nhật Bản là một chuyện khá thú vị với người mẹ này. Chúng ta hãy cùng nghe cô tâm sự nhé.
 

[​IMG]

Cứ mỗi khi đến năm học mới, giáo viên chủ nhiệm sẽ đến thăm gia đình học sinh như một thói quen trong nền giáo dục. Năm nay giáo viên chủ nhiệm của con gái tôi là sinh viên đại học vừa tốt nghiệp.

Do đến trễ 30' nên cậu ta luôn miệng xin lỗi: "Tôi đã đến căn hộ bên cạnh tìm kiếm nhà mình nhưng tìm mãi không thấy, sau cùng hỏi bảo vệ tôi mới tìm được nhà mình ở đây. Tôi thành thật xin lỗi, xin lỗi vì đã đến muộn, xin lỗi vì đã để bà chờ lâu". Là thầy giáo mới nên cậu ấy tỏ ra khá rón rén, thậm chí cậu ấy hỏi một câu khiến tôi và cả con gái cùng ngớ người: "Cho tôi hỏi giáo viên chủ nhiệm trước đây khi đến thăm nhà nói những gì?".

 Tuy nhiên sau đó cuộc nói chuyện đã thoải mái hơn rất nhiều, con gái tôi cũng đã bắt đầu chủ động hỏi thầy : "Con không thích nhất là môn thể dục, hy vọng thầy đừng quá khắt khe". Liền sau đó là rất nhiều những câu hỏi cũng như mong muốn của con gái được đưa ra, mặc dù có những yêu cầu khá ngây thơ nhưng thầy giáo vẫn nghiêm túc lắng nghe và ghi chép rất cụ thể. Có lẽ chính thái độ cởi mở rất nhiệt tình của thầy giáo khiến cho câu chuyện ban đầu tưởng khó khăn lại diễn ra rất thoải mái.
 

[​IMG]

Giáo viên chủ nhiệm thứ 2 đến thăm gia đình tôi chính là cô giáo chủ nhiệm mới của con trai nhỏ nhất của tôi, cô đã ngoài 40 và rất nhiêm khắc. Cô đến thăm gia đình tôi rất đúng giờ, tự sắp xếp gọn gàng giày dép của mình. Nhìn tác phong đó tôi biết con trai mình sẽ được dạy dỗ như vậy. Vì thành tích học tập của con trai không được tốt nên tôi hỏi cô nhiều về biểu hiện của cháu, tuy nhiên cô chỉ nói về những điểm mạnh của cháu: "Con trai của bà rất ngoan, rất đơn giản, các bạn trong lớp rất thích cháu". 

Chính điều này đã khiến tôi nhẹ nhõm và được an ủi phần nào. Con trai ngồi kế bên cũng mỉm cười tự hào. Cứ thế ngoài chuyện trường học bọn trẻ còn khoe với cô về những hình ảnh hồi nhỏ và những câu chuyện thú vị, thời gian của buổi viếng thăm trôi qua rất nhanh và kết thúc trong không khí hết sức vui vẻ.

Cuối cùng qua 2 câu chuyện trên, tôi muốn nhấn mạnh rằng việc giáo viên đến thăm nhà học sinh làm tôi thấy rất hài lòng. Bọn trẻ quả thật đã rất may mắn khi được lớn lên trong môi trường như vậy. Việc đến thăm không chỉ gúp giáo viên định hướng giáo dục mà còn để hiểu hoàn cảnh của từng học sinh cũng như cha mẹ hiểu rõ hơn về chính sách giáo dục của nhà trường.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang