Ở nhiều bệnh viện, sau khi trẻ chào đời, các y tá sẽ tiến hành công việc đưa bé đi khám sức khoẻ, trong đó có quy trình lấy dấu vân chân.
Nhiều sản phụ cảm thấy tò mò không hiểu tại sao lại lấy dấu vân chân của con thay vì vân tay. Mặc dù bác sĩ không chia sẻ nhưng các bậc cha mẹ cũng nên biết ý nghĩa của việc này.
Ý nghĩa của việc lấy dấu vân chân của trẻ sơ sinh
1. Trẻ được làm hồ sơ vĩnh viễn tại bệnh viện
Nhiều em bé trông rất giống nhau khi chúng mới được sinh ra. Các con chưa thể tự ký tên được như người lớn nên việc lấy dấu vân chân tương đương với chứng minh thư của trẻ. Dấu vân chân của mỗi bé đều là duy nhất, không thể trùng nhau. Dấu này sẽ được lưu lại tại bệnh viện theo dạng hồ sơ y tế để dễ nhận dạng các thông tin liên quan đến trẻ. Nên các mẹ có thể yên tâm.
2. Giúp cho việc dễ dàng chăm sóc và nhận diện trẻ
Mỗi ngày ở bệnh viện có hàng trăm trẻ nhỏ được sinh ra. Các em sẽ được mang đến nhiều phòng khác nhau để kiểm tra sức khoẻ, vệ sinh,... trước khi được gửi về với gia đình. Vì vậy, dấu vân chân cần được lấy ngay khi bé chào đời có thể giúp ba mẹ tìm được chính xác con của mình nếu có bất kỳ điều bất cẩn nào xảy ra.
3. Việc lấy dấu vân chân cần thiết cho việc làm chứng từ cho bé
Mỗi người trưởng thành đều phải có một chứng minh thư cho cá nhân mình. Tuy nhiên, trước độ tuổi trưởng thành này thì trẻ chỉ có giấy khai sinh. Vì vậy dấu vân chân cần thiết cho việc làm chứng từ cho bé. Nó giống với việc người lớn có dấu vân tay khi làm chứng minh thư.
Tại Ấn Độ, dấu vân chân của trẻ sẽ được lưu trên giấy khai sinh, chúng được xem như chứng minh thư hay căn cước công dân của trẻ nhằm hợp pháp hóa khi làm các giấy tờ liên quan khác.
4. Một kỷ vật hay là món quà kỉ niệm trong ngày sinh nhật
Dấu vân chân của trẻ sẽ được lấy và lưu giữ lại tại bệnh viện. Ngoài ra, các bậc ba mẹ cũng có thể làm ra một "bản sao" dấu vân chân khác cho trẻ để lưu lại làm kỉ niệm trong các lần sinh nhật sau.
Tại sao lại lấy dấu vân chân thay vì vân tay?
1. Trẻ sơ sinh thường nắm chặt bàn tay
Trẻ sơ sinh khi mời chào đời, bàn tay thường rất nhỏ. Hơn nữa, các bé thường nắm chặt tay. Nguyên nhân là do em bé sơ sinh có vỏ não còn non nớt nên khả năng điều chỉnh hoạt động của cơ tay còn hạn chế, cơ gấp mạnh hơn cơ duỗi. Vì vậy, bé sẽ thường nắm tay.
Việc xòe bàn tay con ra để lấy dấu vân tay thường không dễ dàng và mất nhiều thời gian, thậm chí nếu cố mở tay trẻ ra sẽ rất dễ gây tổn thương cho bé. Vậy nên các y tá - điều dưỡng thường chọn cách lấy vân chân cho trẻ.
2. Kết cấu của dấu vân chân dễ nhận biết hơn
Khi lấy dấu vân tay/chân của bé, các bác sĩ cần hình ảnh rõ ràng, dễ nhận diện. Tuy nhiên, bé sơ sinh có ngón tay nhỏ, vân tay không rõ ràng như vân chân, bởi thế nên dấu chân dễ nhận biết hơn. Điều này cũng đảm bảo cho thông tin của các bé được minh bạch, rõ ràng, thu gọn thời gian điều tra nếu có sự việc khẩn cấp không may xảy ra.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.