Tuần 13 và 14:
Với chiều dài khoảng từ 7-10cm và cân nặng đạt được từ 23 đến 43g, bé nhà bạn đã to như một quả chanh. Đây là giai đoạn đánh dấu việc em bé có thể nuốt và chẳng bao lâu sẽ thông thạo việc nuốt nước ối vào trong, rồi lại tái chế qua đường thận. Thao tác này không những là một cách thức quan trọng để xác định xem bé có vấn đề gì về thận hay không mà còn góp phần giúp phổi phát triển. Bé cũng bắt đầu tích cực di chuyển hơn để phát triển cơ bắp, củng cố mạng lưới các hệ thần kinh kết nối não, tủy sống và các cơ bắp.
Tuần 15, 16
Thân mình bé bắt đầu duỗi thẳng ra và các chân cũng dài hơn. Cơ thể bé nhỏ đã có lông tơ, và tuần này sẽ phát triển thêm lông mày và lông mi mắt. Nếu đây là lần đầu tiên mang thai, bạn có thể sẽ cảm nhận được bé “máy” vào thời gian này. Nếu đã từng có thai trước đây thì lần này bạn thậm chí có thể nhận biết điều đó sớm hơn nữa, ngay từ khoảng tuần thứ 14.
Tuần 17 và 18:
Tuần này, em bé đã lớn bằng cỡ quả xoài với một lớp phủ nhờn màu trắng, có nhiệm vụ bảo vệ làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé. Lúc này, bạn đã có thể biết được giới tính của bé bằng hình ảnh siêu âm. Điều tuyệt vời nhất từ tuần này chính là mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ ràng từng cử động của bé vì bé thường xuyên co duỗi tay chân, di chuyển qua lại trong bọc ối. Nếu mẹ bầu muốn cho bé nghe nhạc, hãy bắt đầu từ bây giờ!
Tuần 19 và 20:
Đến tuần này, bé có chiều dài tương đương một quả chuối. Các cánh tay và chân đã thành hình dạng chuẩn và cân xứng với nhau. Lúc này, bạn sẽ có thể cảm nhận được những cú đá chân hoặc hích tay thường hơn.
Não phát triển nhanh, bắt đầu phân chia từng vùng với chức năng riêng biệt phân biệt khứu giác, vị giác, xúc giác, thính giác và thị giác. Lúc này bé có thể nhận ra sự thân quen trong giọng nói của mẹ, do vậy, bạn hãy tập thói quen trò chuyện với bé, cho bé nghe nhạc, hoặc để ba của bé áp sát bụng và thủ thỉ với bé.
Thời gian này, răng của bé đã hình thành xương hàm, và với các cơ bắp đang hình thành, bé đang bắt đầu cử động mạnh mẽ hơn trong tử cung của mẹ.
Tuần 21, 22
Trong tháng tới, bé của bạn sẽ tăng gấp đôi trọng lượng do sự hình thành các chất béo quan trọng cần thiết cho cơ thể cũng như sự phát triển của da. Chiều dài của bé lúc này là khoảng 25 cm. Khi bé thực hiện cử động hít thở thì nước ối cũng bị hút vào và ra khỏi phổi. Sẽ cần rất nhiều năng lượng cho sự phát triển của bé vào giai đoạn này, với việc hình thành các lớp chất béo quan trọng. Lúc này, lông mày, lông mi, và tóc tiếp tục thành hình.
Tuần thứ 23, 24
Các túi khí được hình thành trong phổi để chuẩn bị cho hơi thở đầu tiên khi bé chào đời. Mắt của bé đã có thể thật sự nhìn thấy, và vì vậy, trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng bên ngoài bụng mẹ. Lông mày và mi mắt của bé phát triển hoàn thiện. Bé dài khoảng 26,67 cm và nặng 360g.
Mỡ bắt đầu xuất hiện trên lòng bàn tay và ngón tay của bé và bé có thể mút ngón cái của mình khá thường xuyên. Mẹ bầu có thể cảm nhận được bé nấc qua biểu hiện nhịp nhẹ nhàng đều đều như tiếng tim đập ở bụng mình.
Tuần 25, 26:
Sẽ có rất nhiều cử động với những cú đá hoặc duỗi mạnh trong tuần này. Tuy vậy, em bé vẫn còn đang tập thở. Từ đầu đến chân bé đo được khoảng 35 cm, cân nặng 680g -900g, da bé bắt đầu căng ra, ít nhăn nheo hơn và tóc cũng mọc dày và dài hơn. Đầu của bé đã có tỷ lệ tương xứng với cơ thể, và trông gần giống như bình thường. Hệ thống dây thần kinh trong tai bé đã phát triển hoàn thiện nên bé có thể nghe rõ kể cả khi ba mẹ trò chuyện cùng nhau. Nếu là bé trai thì hai tinh hoàn di chuyển dần từ bụng xuống đúng vị trí sau này khi bé sinh ra.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.