Thêm một câu chuyện bắt vợ gây xôn xao mạng xã hội: Hạnh phúc hay niềm đau?

Mới đây, cư dân mạng lại một lần nữa truyền tay đoạn clip thanh niên bắt vợ ở Sapa khiến nhiều người vừa bực vừa thương cho đôi trẻ...

Trong clip nói trên, đôi trai gái hoàn toàn không phải người lạ, thậm chí học còn rất quen thuộc với nhau. Theo chia sẻ của dân mạng, đôi trai gái đã yêu nhau được một thời gian. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ: chàng trai muốn cưới nhưng cô gái chưa bằng lòng. Thế nên khi gặp cảnh "bắt vợ", cô gái đã chống cự hết sức mình. Có những lúc cô còn đạp mạnh vào xe máy của đám bạn chàng trai. 

Chỉ vài ngày sau khi xuất hiện, đoạn clip đã nhận được hàng ngàn lượt thích và chia sẻ với vô số bình luận trái chiều. 

Để tránh những ý kiến cho rằng "bắt vợ" là hủ tục, hành vi sai trái..., người đăng tải clip còn ghi rõ ngay trên status: "Hai người này đã yêu nhau rồi ạ. Chỉ là theo phong tục làm như vậy thôi. Các thánh hãy xem hết cả 2 video nhé. Chứ đừng nhìn thấy cái là nhảy vào chửi theo phong trào như vậy ạ. Điều đó đang thể hiện các bạn não ngắn đó". 

Bạn có tài khoản Facebook là Lê Khang phân tích: "Người ta có phong tục 2 người yêu nhau cỡ nào, đến lúc phải về làm dâu thì phãi bắt như dzị. Càng giãy dụa thì về sao càng hạnh phúc tốt đẹp nên con gái phải diễn sâu đến dzị". Tuy nhiên, đa số các bạn trẻ vẫn cho rằng đây là phong tục cổ hủ, cần bỏ đi chứ không nên tiếp tục duy trì. 

"Bắt vợ" vốn là phong tục truyền thống tốt đẹp của nhiều người dân vùng cao nhưng nay đã biến tướng theo chiều hướng xấu.

Câu chuyện "bắt vợ" vẫn là vấn đề gây xôn xao dư luận trong nhiều năm qua. Gần đây còn xuất hiện thông tin "bắt nhầm vợ" đã được đặt cọc. Tuy nhiên, theo đại diện của chính quyền địa phương xảy ra sự việc là bà Thào Thị Séng – Chủ tịch hội phụ nữ xã Nà Hẩu, Văn Yên cho biết, thông tin clip đăng tải trên mạng xã hội không đúng sự thật.

Theo bà Séng, cô gái trong clip có người đến hỏi về làm vợ nhưng cô gái không đồng ý nên bố mẹ cô gái cũng thôi và không chấp nhận đồ của chàng trai.

Sau đó, cô gái này gặp một chàng trai khác (là chàng trai bắt vợ trong clip – PV), 2 người có tình cảm và yêu nhau. Theo bà Séng, vào ngày 26/2, nam thanh niên mặc áo đồng phục học sinh này về xin phép mẹ cô gái đàng hoàng rồi mới dẫn cô gái đi.

Tuy nhiên, thời điểm cô gái và nam thanh niên mặc đồng phục đi đã có người thông báo cho chàng trai trước kia đến nhà cô gái, nhưng cô này không đồng ý và nói rằng có người khác đến lôi vợ đi rồi nên thanh niên này mới ra đón đường chặn đánh.

"Hiện tại, cô gái trong clip là người tự do, cô gái và nam thanh niên (mặc đồng phục học sinh PV) đang yêu nhau. Nhưng do thanh niên kia sinh sự nên mới có hành động như vậy chứ xã Nà Hẩu giờ không còn hủ tục cướp vợ như trong clip nêu", bà Séng nói.

Tới nay, việc "bắt vợ" không hề hiếm ở các huyện miền núi mỗi độ Tết đến xuân về, nơi tục “bắt vợ” bị lợi dụng trở thành một công cụ phục vụ những mục đích xấu.

Tục “bắt vợ” từ xa xưa là một nét đẹp văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc vùng cao, thế nhưng những năm gần đây, phong tục này dường như đã bị biến tướng, bị lợi dụng trở thành hủ tục.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang