Nói gì thì nói, có lẽ với nhiều người chúng ta, thời gian ngồi... toilet khoảng thời điểm quý giá nhất trong ngày. Đây là nơi có thể xem là riêng tư nhất, dù bạn có đang chung sống cùng ai đi chăng nữa.
Vấn đề ở đây là nhiều người lại đang lạm dụng khoảng thời gian riêng tư này. Theo một khảo sát tại Anh, trung bình một người Anh dành khoảng 3h đồng hồ mỗi tuần để ngồi trong toilet - hơn gần gấp đôi so với con số khuyến nghị là 1h45 phút. Thêm vào đó, nhiều người còn có thói quen mang sách và đặc biệt là thiết bị điện tử (điện thoại, tablet...) vào để ngâm cứu, và đây thực sự là một thói quen không hề tốt chút nào.
1. Đừng biến điện thoại thành một ổ vi khuẩn
Bởi vì vốn nó đã là như thế rồi! Điện thoại là trung chuyển vi khuẩn cực kỳ dễ dàng. Và khi sử dụng điện thoại khi đang ngồi toilet, bạn có nguy cơ chuyển số vi khuẩn từ smartphone của mình đến những nơi nhạy cảm hơn của cơ thể. Theo chiều ngược lại, chiếc điện thoại của bạn cũng sẽ gom thêm vi khuẩn tại phòng tắm, trong quá trình bạn xả nước hoặc rửa tay.
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng điện thoại là nơi lan truyền siêu vi khuẩn MRSA kháng thuốc trong bệnh viện. Nói cách khác, các bệnh nhân có thể dễ dàng nhiễm khuẩn mà không hề hay biết, rồi mang đến những hậu quả nghiêm trọng hơn.
2. Dễ bị trĩ và các bệnh đường ruột
Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh đồng nghĩa với việc bạn dễ ngồi ở đó lâu hơn. Các bác sĩ trên trang Health Line cho biết, việc ngồi trong toilet chỉ nên kéo dài từ 1 - 15 phút, lâu hơn có thể tạo áp lực cho đường ruột, từ đó gây ra nhiều biến chứng. Trong đó nghiêm trọng nhất là bệnh trĩ, kế đến là sa trực tràng.
3. Bạn đang lợi dụng toilet để giải thoát
Một nghiên cứu vào năm 2016 trên trang Science Direct cho thấy nhiều người đang sử dụng điện thoại để giải thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực tích tụ trong cuộc sống. Cũng nghiên cứu này chỉ ra rằng sinh viên lại lợi dụng điện thoại để chống lại sự buồn chán. Nhìn chung, việc liên tục sử dụng điện thoại có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của bạn.
4. Bạn lãng phí quá nhiều thời gian
Theo một nghiên cứu năm 2019 trên Chipin, trung bình chúng ta dành khoảng 90 phút mỗi ngày để sử dụng điện thoại - tương đương với 3,9 năm suốt một đời. Nếu để làm việc thì không sao, nhưng khi thuần về mục đích giải trí, điều đó có nghĩa mỗi ngày bạn đang mất đến 1,5h không tập trung vào công việc và những gì cần làm. Một số khảo sát cho thấy các nhân viên văn phòng đang lãng phí khoảng 5h đồng hồ mỗi tuần cho những chuyện không liên quan đến công việc.
5. Có thể bạn đang trở thành con nghiện điện thoại
1 trong 3 triệu chứng chính của việc nghiện điện thoại, đó là bạn sợ phải rời nhà mà không mang nó theo. 2 triệu chứng còn lại là bạn sợ việc không thể nhận hoặc gửi tin nhắn, và cảm giác như đang nhận được thông báo từ điện thoại (mà thực chất là không).
Trên thực tế, các chuyên gia khá ngần ngại sử dụng từ "nghiện", nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nghiện smartphone có tồn tại. Bởi lẽ về mặt bản chất, hầu hết các chứng nghiện đều có liên quan đến lượng hormone dopamine do não sản sinh ra. Sử dụng điện thoại có thể mang đến cảm giác này, khi giúp người dùng thấy vui vẻ hơn lúc được tương tác với người khác. Tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều, bạn có thể đánh mất sự tự tin, lòng tự trọng, luôn cảm thấy lo lắng, thậm chí là dẫn đến trầm cảm.
Theo kenh14.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.