Thực ra uống ngày 2 lít nước chưa hẳn là đúng khoa học

Từ xưa đến nay, mọi người thường nghĩ và thường được nghe lời khuyên rằng, uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe cơ thể. Mỗi ngày dù bận đến mấy cũng nên uống đủ 2 lít để các cơ quan duy trì hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế hiện nay đã chứng minh rằng, con số 2 lít này hoàn toàn không chính xác và mọi người nên dừng uống 2 lít nước mỗi ngày ngay từ hôm nay để tránh hậu quả về sức khỏe sau này.

Vì sao uống 2 lít nước một ngày là phản khoa học?

Giáo sư Aaron Carroll tại Trường Y khoa Đại học Indiana cho biết, trước đây nhiều nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo con người cần uống ít nhất 2 lít nước/ngày, tương đương 8 cốc nước. Tuy nhiên theo ông Carroll, lượng nước cần bổ sung mỗi ngày không phải là con số chuẩn chỉ 2 lít mà phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Nhu cầu hấp thụ nước của từng cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, chế độ dinh dưỡng, nhịp độ sinh hoạt và môi trường bên ngoài bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết…

Thêm vào đó, nhu cầu con người cũng không cần quá nhiều nước đến thế. Vì lượng nước đưa vào cơ thể một ngày không chỉ được tính bằng nước uống mà còn là nước bao gồm trong cơm 70%, trái cây và rau 80%, thịt cá, đồ ăn có nước…Vì thế đôi khi chỉ cần uống trà sau bữa ăn là cơ thể đã đủ lượng nước cần sử dụng.

Tác hại của việc uống quá nhiều nước

Các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo rằng con người chỉ nên uống nước khi khát. Bởi khi cơ thể cần nước chúng sẽ phát ra thông tin bằng cảm giác khát này. Nếu chưa khát mà ta cố tình uống nhiều nước sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.

Thứ nhất, uống nhiều nước làm máu loãng ra khiến lượng hồng cầu trong máu giảm đi. Khi đó, nếu tim đập bình thường sẽ không đủ hồng cầu nuôi cơ thể, cho nên chúng phải đập nhanh hơn để tránh làm cho cơ thể suy sụp.

Thứ hai, uống nhiều nước làm áp suất thẩm thấu trong máu giảm khiến các các hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu mau già, chóng chết nguy hiểm vô cùng cho sức khỏe.

Thứ ba, uống quá nhiều nước còn gây áp lực cho thận, khiến cơ quan này phải hoạt động nhiều hơn. Điều này gây loãng các chất điện giải trong máu, lượng natri hạ thấp kéo theo nhiều hệ lụy dễ khiến cơ thể bị ngộc độc nước.

Như trường hợp của một người phụ nữ 59 tuổi ở Anh năm ngoái đã nhập viện trong tình trạng rối trí và run rẩy liên tục do uống quá nhiều nước. Cứ mỗi 30 phút trôi qua là người phụ nữ này lại nạp vào cơ thể thêm nửa lít nước với niềm tin rằng mình đang thanh lọc cho cơ thể. Tuy nhiên, chính hành động này đã dẫn đến nồng độ muối trong máu giảm mạnh, để lâu hơn sẽ dẫn đến tử vong. Đó chính là hiện tượng ngộ độc nước.

Một ngày uống bao nhiêu nước là đủ

Các nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện bình thường thì lượng nước cần cho 1kg trọng lượng cơ thể là 40ml, do đó một người nặng 50kg cần uống 2 lít nước ngày là đủ. Tuy nhiên, không nhất thiết phải áp dụng công thức này một cách cứng nhắc mà cần lắng nghe cơ thể hoặc quan sát màu nước tiểu.

Nếu thấy nước tiểu có màu vàng đậm tức là bạn đang thiếu nước cần uống bổ sung ngay khoảng 250ml. Nếu thấy màu nước tiểu trắng hoặc vàng nhạt thì coi như cơ thể đang có đủ nước, tạm thời chưa cần uống thêm nhiều.

Ngoài ra, khi lao động nặng, mồ hôi tiết ra nhiều mất nhiều nước thì cũng phải uống nước để bù vào. Bạn cũng không cần phải lo lắng nếu thấy mình không bao giờ cảm thấy khát nước bởi cơ thể chúng ta  có khả năng tự điều chỉnh để báo hiệu cần phải bổ sung nước trước khi thực sự bị mất nước.

Tóm lại, lượng nước cần uống một ngày của chúng ta không phải là con số 2 lít mà điều này phải phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người. Vì vậy, hãy uống nhiều nước để tốt cho sức khỏe nhưng theo tỉ lệ riêng của mỗi người.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang