Tốn cả chục triệu chữa dạ dày không khỏi là vì lý do này

Viêm loét dạ dày là bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng hiện nay. Tỉ lệ mắc bệnh ước tính khoảng 26% dân số và chưa có dấu hiệu dừng lại. Bệnh gây ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, viêm loét dạ dày là bệnh khó điều trị và tỷ lệ tái phát rất cao. Vì sao lại như vậy?

Ảnh sưu tầm

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh đau bao tử nhưng chủ yếu là do sự mất cân bằng giữa 2 nhóm yếu tố: một là, yếu tố bảo vệ (chất nhày, HCO3 và hàng rào niêm mạc dạ dày) và yếu tố phá hủy niêm mạc (HCl và Pepsine trong dịch vị dạ dày để tiêu hóa thức ăn).

Ngoài ra, sự căng thẳng, chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng rượu bia, chất kích thích,…cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày, gây nên những biến chứng nguy hiểm như trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày…


Ảnh Internet

Vì sao viêm loét dạ dày là bệnh hay tái phát?

Bệnh đau bao tử tuy không phải bệnh nan y nhưng… khó chữa vì những lý do sau đây.

1. Vi khuẩn HP kháng thuốc

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là loại vi khuẩn có khả năng vào sâu lớp nhầy của niêm mạc nhờ lông mảnh ở đầu. Tại đây, chúng tiết độc tố làm trung hòa acid dịch vị, hủy hoại lớp niêm mạc gây viêm loét.

Hiện nay, điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP thường kết hợp 2 loại thuốc kháng sinh ức chế giảm tiết acid. Tuy nhiên, ở nước ta do quản lý kháng sinh vẫn chưa được chặt chẽ nên gần đây xuất hiện hiện tượng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn HP.

10 năm trước, nếu phối hợp 2 loại kháng sinh đặt trị với 1 loại thuốc giảm tiết axit dạ dày có thể điều trị thành công 90% ca bệnh thì tỷ lệ này thời gian gần đây giảm xuống còn 60%.

2. Không điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày chứ không chỉ riêng vi khuẩn HP. Một số bệnh nhân có biểu hiện của viêm loét dạ dày nhưng không có dấu hiệu bị viêm. Nếu điều trị không đúng cách, không xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ khiến bệnh kéo dài dai dẳng, khó chữa và dễ tái phát.

3. Chế độ ăn uống nghỉ ngơi không hợp lý

Ăn uống không hợp lý, hay ăn khuya, ăn xong tập thể dục ngay, sinh hoạt không đúng giờ giấc, rối loạn nhịp sinh học cơ thể, thường xuyên stress, sử dụng thuốc không theo đơn…cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát các bệnh dạ dày, khiến cho bệnh dai dẳng, khó chữa.

4. Thời tiết chuyển mùa sang thu cũng khiến bệnh dễ tái phát

Bệnh dễ tái phát vào mùa thu do thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh làm tăng lượng histamin trong máu và dịch vị của dạ dày. Từ đó khiến dạ dày co bóp nhiều hơn làm các bệnh bao tử dễ tái phát. Hơn nữa, khi nhiệt độ chênh lệnh cao cũng khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, sức đề kháng yếu hơn nên bệnh dễ phát sinh hơn.

Ngoài ra, vào mùa này con người thường cảm thấy ăn uống ngon miệng, lượng thức ăn tiêu thụ nhiều, chủ yếu là đồ cay nóng, đồ chua….cũng là nguyên nhân khiến bệnh dạ dày dễ tái phát lại.


Ảnh Internet

Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh viêm loét dạ dày

Cách tốt nhất để trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày là giúp những chỗ đang bị viêm hoặc loét trong niêm mạc dạ dày được phục hồi và ngăn chặn sự tái phát.

Để điều trị đúng, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân đích xác gây nên bệnh. Nếu nguyên nhân do vi khuẩn HP thì nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng loại thuốc đặc trị.

Nếu do lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh thì phải dừng thuốc. Nếu do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thì chúng ta phải tự mình điều chỉnh, kiểm soát triệu chứng bệnh để viêm loét dạ dày không tái phát gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của bạn.

 Nguồn: Tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang