Trẻ chậm nói, cha mẹ đừng để lỡ giai đoạn vàng để giúp bật âm, giao tiếp tốt

Nhiều gia đình phát hiện trẻ chậm nói ở thời điểm muộn khiến trẻ bị trễ mất giai đoạn vàng can thiệp.

Dấu hiệu phát hiện sớm trẻ bị chậm nói

Theo Ths.Bs Đinh Thạc – Trưởng Khoa Tâm Lý BV Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) nhiều cha mẹ thường nhận ra con mình chậm nói muộn. Vì vậy để lỡ mất giai đoạn vàng can thiệp ngôn ngữ giúp con. Ngay khi trẻ từ 3, 4 tháng tuổi đã cần quan sát và nhận biết con chậm phát triển ngôn ngữ dựa vào các mốc đánh giá quan trọng. Từ 2-3 tuổi trở xuống là giai đoạn vàng để hỗ trợ can thiệp hiệu quả cho trẻ. Việc phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm nói càng sớm thì quá trình khắc phục sẽ càng nhanh hiệu quả.

Dựa vào một số cột mốc đánh giá, phụ huynh có thể nhận biết được quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ có đang gặp trở ngại hay không như sau:

• 1 - 6 tháng tuổi: không phản ứng với giọng nói của cha mẹ.

• 6 - 9 tháng tuổi: không hay nói những từ không rõ ràng.

• 10 - 11 tháng tuổi: không bắt chước âm thanh như "ba ba, bà bà".

• 12 tháng tuổi: không nói "ba, bà" với mục đích gọi người thân; không thường bắt chước các từ có hai và ba âm tiết.

• 13 - 15 tháng tuổi: không nói được ít nhất 4 – 7 từ; người lạ không thể hiểu hết 20% những điều trẻ nói.

• 16 - 18 tháng tuổi: không nói được ít nhất 10 từ; người lạ không thể hiểu hết 25% điều trẻ nói.

• 19 - 21 tháng tuổi: không nói được ít nhất 20 từ; người lạ không thể hiểu hết 50% điều trẻ nói.

• 22 - 24 tháng tuổi: không nói được ít nhất 50 từ; không biết sử dụng cụm hai từ; người lạ không thể hiểu hết 60% điều trẻ nói.

• 2 - 2.5 tuổi: không nói được khoảng 400 từ, bao gồm gọi tên, nói theo cụm từ hai - ba từ; sử dụng đại từ; người lạ không thể hiểu hết 75% điều trẻ nói.

• Từ 2.5 - 3 tuổi: chưa biết sử dụng số nhiều và thì quá khứ; chưa đếm 1 đến 3 một cách chính xác; chưa dùng 3-5 từ /câu; người lạ không thể hiểu hết 90% điều trẻ nói.

• 3 - 4 tuổi: chưa dùng được 3-6 từ/ câu; chưa biết đặt câu hỏi, trò chuyện, liên kết các sự kiện, kể chuyện.

• 4 -5 tuổi: chưa dùng được 6-8 từ/câu; chưa biết gọi tên chính xác bốn màu sắc; chưa đếm đúng từ 1-10.

Điều đáng nói, đa phần các gia đình còn chủ quan, cho rằng tình trạng chậm nói ở trẻ không đáng ngại, chỉ cần chờ đợi thời gian là trẻ sẽ biết nói. Chính tâm lý chủ quan đó đã khiến nhiều trường hợp trẻ chậm nói bị lỡ mất giai đoạn vàng can thiệp, không có cơ hội được phục hồi và phát triển ngôn ngữ tốt nhất.

Nếu để tình trạng chậm nói kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý tinh thần của bé. Trẻ thường làm theo ý của mình, thậm chí có hành vi chống đối, đập phá đồ đạc, ăn vạ, quấy khóc vì không tìm cách cho người khác hiểu được yêu cầu của mình. Thêm vào đó có một số bé chậm nói có thể dẫn tới tăng động giảm chú ý.

Ngoài ra, trẻ chậm nói thường thích chơi một mình, lâu dần dẫn đến rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ. Đáng lưu ý, trẻ chậm nói ở độ tuổi nhỏ, nếu không được hỗ trợ sớm, có thể kéo dài và ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, trí tuệ, các kỹ năng xã hội của trẻ khi trẻ đến tuổi thành niên, thậm chí trẻ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai…

Trẻ chậm nói, cha mẹ đừng để lỡ giai đoạn vàng để giúp bật âm, giao tiếp tốt - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Các phương pháp giúp trẻ chậm nói bật âm, giao tiếp

Từ thực tế nêu trên, Ths.Bs Đinh Thạc cho biết, cha mẹ là người thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với con. Vì thế, cha mẹ cần tăng giao tiếp và tương tác với trẻ. Nhưng tương tác ở đây là tương tác tích cực để kích thích trẻ bật âm.

Vậy thế nào là thời gian giao tiếp tích cực? Thời gian giao tiếp tích cực là không phụ thuộc bao lâu bạn giao tiếp với bé mà là bao nhiêu thời gian bạn làm trẻ vui, ngạc nhiên, phản ứng, tham gia và hiểu những gì bạn đang giao tiếp.

Cha mẹ có thể khuyến khích sự nhận thức về môi miệng và vận động của lưỡi, cũng như phối hợp các cơ quan phát âm khác cho bé qua các hoạt động như: đánh răng, thở hay nhai thức ăn hằng ngày ….

Bên cạnh giao tiếp tích cực, dinh dưỡng cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ths.Bs Đinh Thạc cho biết, có 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ: đó là quá trình hình thành vùng chức năng ngôn ngữ và gia tăng các kết nối thần kinh.

Các nhà khoa học thấy rằng các vùng chức năng ngôn ngữ của trẻ phát triển rất sớm và liên quan trực tiếp tới sự phát triển trí não. Khi mới chào đời, các tế bào thần kinh rất thưa thớt nhưng, từ 0-2 tuổi, gần 80% não bộ của bé đã được hình thành. Và từ 2-5 tuổi thì não bộ của trẻ đã đạt tới 90% kích thước não người lớn. Thêm vào đó, muốn gia tăng các kết nối thần kinh về ngôn ngữ, não bộ cần nhận được các kích thích dẫn truyền từ cơ quan đích như bộ phận nghe, nhìn, cảm nhận, để ghi nhớ, chú ý. Từ đó não chỉ huy bộ phận phát âm bắt chước và phát ra tiếng nói. Và chất béo Omega thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng cho quá trình này.

BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp – Chủ tịch Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP.HCM  cho biết: Omega 3 chiếm 60% thành phần chất béo trong não. Trẻ được cung cấp đầy đủ axit béo omega ngay từ khi còn trong bụng mẹ, và khi chào đời sẽ góp phần rất quan trọng đối với việc phát triển trí não, phát triển ngôn ngữ. Omega có hai nguồn là Omega thực vật và Omega động vật.

Ưu điểm nổi bật của omega thực vật là chứa thành phần ALA mà omega động vật không có. ALA rất tốt cho quá trình dẫn truyền thần kinh, tăng khả năng ghi nhớ tập trung, giúp quá trình truyền thông tin nhanh và chính xác hơn. Nhờ đó bé sẽ ghi nhớ, chú ý, học hỏi tốt hơn. Đặc biệt, ALA có vai trò kháng viêm và bảo vệ tế bào. Mà tế bào não rất dễ bị tổn thương nên rất cần được bảo vệ.

Thêm vào đó, Omega thực vật không mùi, không vị, không tanh, do đó, trẻ nhỏ ngay từ trẻ sơ sinh có thể uống mà không bị kích ứng, nôn trớ nên dễ dung nạp với trẻ em.

Đặc biệt, ở hầu hết thực vật đều chứa nguồn vitamin E tự nhiên, nhưng ở động vật, nguồn vitamin E hầu như không có. Vitamin E giúp Omega không bị biến chất, không bị oxy hóa, giúp Omega đảm bảo chất lượng.

Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói đang có xu hướng gia tăng. Vì vậy, việc theo dõi và phát hiện sớm trẻ chậm nói rất quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo nên phát hiện tình trạng trẻ chậm nói trước 3 tuổi để việc can thiệp có hiệu quả. Phụ huynh luôn cần dành thời gian tương tác tích cực với trẻ, chăm sóc và nuôi dạy trẻ với chế độ dinh dưỡng khoa học để trẻ được phát triển một cách khỏe mạnh, toàn diện.

https://afamily.vn/tre-cham-noi-cha-me-dung-de-lo-giai-doan-vang-de-giup-bat-am-giao-tiep-tot-20220511090610657.chn
 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang