Trẻ có thể tử vong nếu cha mẹ sơ cứu chảy máu cam sai cách

(lamchame.vn) - Thời tiết nắng nóng mùa hè là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu cam ở trẻ. Đây là triệu chứng không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi, là hiện tượng xuất hiện khi mũi bị chảy máu do các mạch máu nhỏ trong mũi bị vỡ. Trẻ nhỏ là đối tượng thường dễ bị chảy máu cam nhất bởi kết cấu cơ thể còn khá mỏng manh, mạch máu còn nhỏ và dễ bị vỡ khi thời tiết quá khắc nghiệt, nhiệt độ quá cao. Việc ngồi điều hòa quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam. Do ngồi điều hòa nhiều làm mũi trẻ dễ bị dị ứng, vi khuẩn dễ xâm nhập vào các vùng mũi và họng gây phản ứng mạnh làm vỡ mạch máu, dẫn đến chảy máu mũi.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị chảy máu cam hình ảnh

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị chảy máu cam. Ảnh: Internet.

Khi trẻ bị chảy máu cam, nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách, máu sẽ tự ngừng chảy sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, rất nhiều người còn không có kỹ năng trong việc chăm sóc trẻ khi chúng bị chảy máu mũi, dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Phần lớn mọi người khi thấy trẻ bị chảy máu cam sẽ nhắc trẻ ngửa cổ lên hoặc bịt mũi lại cho máu không chảy ra nữa. Nhưng đây lại là phương pháp sơ cứu hoàn toàn phản khoa học, có thể gây nguy hiểm cho bé, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Việc ngửa mặt lên hoặc bịt chặt mũi không khiến máu ngừng chảy mà ngược lại còn làm máu chảy vào trong. Dòng máu này sẽ chảy vào yết hầu, qua thực quản rồi xuống đường tiêu hóa, gây ra những triệu chứng như nôn mửa, khó chịu, ngất lịm,... Trong trường hợp dòng máu không may chảy vào khí quản và phổi thì khả năng tử vong là rất cao.

Biện pháp xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Chính vì vậy, khi thấy trẻ xuất hiện triệu chứng này, cha mẹ hãy thật bình tình để trẻ hơi cúi đầu về phía trước. Lấy ngón tay ấn vào phần cánh mũi của bên đang chảy máu. Nếu trẻ bị chảy máu cam ở cả 2 bên mũi, có thể dùng 2 ngón tay bóp nhẹ vào 2 bên cánh mũi của trẻ.

Biện pháp xử lý khi trẻ chảy máu cam hình ảnh

Biện pháp xử lý khi trẻ chảy máu cam. Ảnh: Internet.

Sử dụng khăn giấy hoặc bông mềm thấm máu trong 5-10 phút. Thông thường, sau thời gian này, máu mũi sẽ tự động ngừng chảy. Trong trường hợp máu vẫn tiếp tục chảy ra, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cữu kịp thời.

Những việc làm cần tránh khi bị chảy máu cam

Nhét bông, gạc vào mũi: Đây là biện pháp cầm máu được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, những dụng cụ này đều chưa qua tiệt trùng, khi tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc mũi rất có thể gây nhiễm trùng và nhiễm khuẩn.

Tuyệt đối không nhét bông gạc vào mũi khi bị chảy máu cam hình ảnh

Tuyệt đối không nhét bông gạc vào mũi khi bị chảy máu cam. Ảnh: Internet.

Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối: Nước muối được xem là thần dược làm ẩm mũi, giúp giảm các triệu chứng khô mũi, chảy máu mũi. Trên thực tế, đây chỉ là giải pháp cấp ẩm tạm thời, thậm chí sau đó còn có thể làm mũi bị khô hơn. Chính vì vậy, để bổ sung độ ẩm cho mũi, biện pháp tốt nhất là nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây cũng như rau, củ tươi.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang