Điều thứ nhất: Đừng ép trẻ viết chữ từ sớm
Trước khi trẻ 6 tuổi, các ngón tay vẫn chưa phát triển hết, một số cử động không thể làm tốt được. Trẻ chỉ có thể cầm bút để vẽ những hình thù ngộ nghĩnh còn việc viết chữ lại quá sớm và chưa phù hợp. Vì khi viết chữ cần đòi hỏi các khớp ngón tay hoạt động linh hoạt và uyển chuyển, có một khoảng thời dài gian luyện viết.
Cho nên, nếu như bạn ép con viết chữ sớm quá, các ngón tay của chúng có thể bị phát triển dị dạng, không bình thường. Viết được tên mình sau khi học hết mần non cũng được coi là thành tích tốt rồi.
Điều thứ hai: Không nên để trẻ tiếp nhận kiến thức cấp 1 quá sớm
"Lý luận phân tích bộ phận não" của một nhà chuyên gia tâm lý người Mỹ đã đưa ra: khi con người thực hiện hoạt động học tập trong thời gian dài, những dây thần kinh và tế bào của não sẽ hoạt động một cách nhanh hơn, tích cực hơn, còn có một số những tế bào và dây thần kinh khác không hoạt động có thể bị tiêu giảm đi.
Đây là hiện tượng bình thường đối với người trưởng thành nhưng đối với trẻ con lại là một điều vô cùng nguy hiểm. Bộ não của chúng chưa phát triển hoàn thiện và ổn định, nếu như có những tiêu giảm quá sớm sẽ khiến cho não phát triển mất cân bằng giữa hai bên não. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và tư duy của trẻ.
Điều thứ ba: Học quá sớm trước năm 6 tuổi sẽ dẫn đến hiệu ứng "năm thứ ba"
Có một số trẻ học lớp một, lớp hai đều có thành tích rất tốt do được học rất sớm từ những năm trước đây. Thế nhưng đến năm thứ ba thành tích của trẻ đột nhiên suy giảm, tình trạng thể lực mệt mỏi thấy rõ. Đó được gọi là hiệu ứng năm thứ ba.
Đây là hệ quả của việc giáo dục trẻ còn rất sớm ngay từ khi chúng học mẫu giáo. Vậy nên khi lên lớp 1 hay lớp 2 đều là những kiến thức chúng đã học, không cần phải quá chăm chỉ, nỗ lực mà thành tích vẫn tốt. Cho nên khi lên lớp ba, khối lượng kiến thức mới và khác đi trong khi chúng vẫn giữ những thói quen đó từ những năm trước đã khiến thành tích đi xuống một cách rõ rệt.
Theo góc độ khoa học, nội dung của việc học tập chia thành hai phần chính là: trải nghiệm trực tiếp và trải nghiệm gián tiếp. Ví dụ như đối với một cốc nước lạnh, chúng cho tay vào cảm thấy nước rất lạnh. Đó chính là cảm giác trực tiếp. Còn phải có người dạy chúng khi đó nhiệt độ nước là bao nhiêu - đó chính là trải nghiệm gián tiếp.
Trước khi lên 6 tuổi, trẻ nhỏ cần phải trải nghiệm trực tiếp nhiều hơn, giúp chúng có thể có những cảm giác khi chạm, nếm, nắm bắt được các hình dạng, mùi vị, màu sắc khác nhau của các đồ vật xung quanh. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều nhà trường và bố mẹ đã thúc đẩy con em mình học từ rất sớm và khuyến khích bằng những mức thưởng. Điều này không những không tốt cho con và còn ảnh hưởng sự phát triển sau này của chúng.
Các bậc phụ huynh nên hiểu được bản chất của giáo dục không phải là đổ đầy kiến thức vào trong đầu con bạn mà chất xúc tác giúp cho con bạn học được nhiều điều hơn. Hãy để cho trẻ chơi một cách đúng nghĩa, có một cuộc sống cơ bản, phát triển kỹ năng mềm, giao tiếp và phát triển một cách độc lập, tự nhiên.
Theo Helino
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.