RT và Sputniks dẫn thông tin từ Asahi Shimbun của Nhật Bản cho biết, có khoảng 525 bệnh nhân tại Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi hội chứng sốc độc khuẩn cầu chuỗi (STSS), con số cao nhất kể từ năm 1999, theo dữ liệu từ Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia của Nhật Bản.
Trong số này có 66 người ở Tokyo, 40 người ở Kanagawa, 32 người ở Aichi, 31 người ở Kukuoka và 28 người ở Hyogo. Hầu hết các bệnh nhân đều ở độ tuổi trên 30.
Khuẩn cầu nhóm A. (Ảnh: JNIID)
Hội chứng sốc độc khuẩn cầu chuỗi hay được gọi ngắn gọn là hội chứng sốc độc (TSS) hoặc còn được gọi với cái tên bệnh ăn thịt trong thời gian gần đây được đăng tải nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng sau khi cựu người mẫu và vận động viên Lauren Wasser chia sẻ câu chuyện về thời gian cô bị nhiễm căn bệnh chết người nói trên. Các bác sĩ phải cắt bỏ chân phải của Lauren Wasser.
Căn bệnh nguy hiểm kể trên lan truyền qua vết thương nhiễm trùng, bệnh nhân bị nhiễm thường có triệu chứng sốt, chân tay bị sưng và đau. Khi lan tryền qua đường máu, vi khuẩn bắt đầu tấn công các cơ quan nội tạng và các khối cơ trong cơ thể, khiến bệnh nhân mê sảng và dẫn đến cái chết.
Bệnh này có tỷ lệ tử vong cao, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ cho biết tỷ lệ sống sót ít hơn 50%. Các cơ quan y tế cho biết có thể điều trị căn bệnh này bằng việc sử dụng kháng sinh và trong trường hợp bất khả khảng phải cắt bỏ vùng bị nhiễm trùng.
“Các dấu hiệu của vùng nhiễm bệnh STSS có thể xuất hiện ở chân. Người cao tuổi nên cẩn thận khi thấy bàn chân bị sưng và phải đi khám ngay sau khi phát hiện ra dấu hiệu sưng tấy”, Ken Kikuchi tại Đại học Y học Phụ nữ Tokyo cho biết.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.