Từ trước tới nay, vi khuẩn đều bị mang tiếng xấu, điều này không phải là không có lý do. Vi khuẩn là nguyên nhân gây ra một số bệnh nghiêm trọng, bao gồm viêm phổi (Streptococcus pneumoniae), viêm màng não (Haemophilus influenzae), viêm họng (Streptococcus nhóm A), ngộ độc thực phẩm (Escherichia coli và Salmonella), và một loạt các bệnh nhiễm trùng khác.
Những vi khuẩn "xấu" này là lý do tại sao chúng ta siêng năng khử trùng tay và lau bồn rửa nhà bếp và phòng tắm, cũng như bất kỳ nơi nào khác mà vi khuẩn có xu hướng tụ tập. Chúng ta cũng đã phát triển nhiều loại thuốc kháng sinh, là những loại thuốc được thiết kế để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Tuy nhiên, không phải tất cả vi khuẩn đều là kẻ xấu. Trên thực tế, cơ thể con người là nơi cư trú của ước tính khoảng 100 nghìn tỷ vi khuẩn "tốt", nhiều trong số đó cư trú trong ruột của chúng ta. Chúng ta không chỉ chung sống hòa hợp với những vi khuẩn có lợi này mà chúng còn thực sự cần thiết cho sự tồn tại của chúng ta.
Vi khuẩn tốt giúp cơ thể chúng ta tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời chúng tạo ra một số loại vitamin trong đường ruột - bao gồm axit folic, niacin và vitamin B6 và B12. Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí
Khi vi khuẩn hữu ích sinh sôi và phát triển trong cơ thể chúng ta, chúng sẽ hoạt động như những người bảo vệ chúng ta. Một trong những loại vi khuẩn ''tốt'' (lợi khuẩn) vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của con người nhưng ít ai biết đến là Bacillus subtilis.
Lợi khuẩn Bacillus subtilis
Nó lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1835, là một vi khuẩn Gram dương, hiếu khí, có dạng hình que và dương tính với catalase, được tìm thấy trong đất và đường tiêu hóa của động vật nhai lại và con người.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, Bacillus subtilis (B. subtilis) mang lại tới 12 lợi ích cho cơ thể con người, nhất là hệ miễn dịch và tiêu hóa. Cụ thể:
- B. subtilis có đặc tính chống oxy giúp bảo vệ tế bào ruột chống lại tổn thương mô qua trung gian oxy hóa và mất chức năng hàng rào bảo vệ.
- Có thể có lợi cho bệnh béo phì, bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn trong gan.
- Nó có lợi cho ống tiêu hóa: hỗ trợ khôi phục hệ sinh vật đường ruột; giảm táo bón; ngăn ngừa buồn nôn, đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng; có lợi cho người bị Hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột.
- Có tác dụng hỗ trợ điều trị HP, chống lại ung thư.
- Tăng cường miễn dịch, chống lại nhiễm trùng.
- Có lợi cho da, sức khỏe răng miệng.
- Giúp giảm căng thẳng.
Bacillus subtilis - ''người quen mà lạ''
Thực tế, Bacillus subtilis hiện hữu trong nhiều sản phẩm được con người chúng ta tiêu thụ hàng ngày nhưng lại ít ai biết đến nó. Những thứ có chứa Bacillus subtilis phổ biến nhất phải kể đến là:
1. Các sản phẩm lên men từ đậu tương (natto)
Natto là một món ăn truyền thống của Nhật Bản bao gồm đậu nành lên men và đặc trưng bởi một kết cấu dẻo, dính và dai. Có thể dễ dàng nhận ra nó bởi mùi đặc biệt, hơi hăng, trong khi hương vị của nó thường được mô tả là thơm. Ngày nay, món ăn này được nhiều người ở khắp các quốc gia trên thế giới yêu thích bởi lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
Theo truyền thống, natto được làm bằng cách gói đậu nành luộc trong rơm rạ, nơi có chứa vi khuẩn Bacillus subtilis tự nhiên trên bề mặt của nó. Làm như vậy cho phép vi khuẩn lên men đường có trong đậu, cuối cùng tạo ra natto. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đã xác định và phân lập được vi khuẩn B. subtilis đã hiện đại hóa phương pháp bào chế này. Ngày nay, rơm rạ đã được thay thế bằng các thùng xốp, trong đó có thể cho trực tiếp B. subtilis vào đậu nành luộc để bắt đầu quá trình lên men.
Các lợi ích như tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, xương khớp, tim mạch... của natto phần lớn đều đến từ B. subtilis mà ra.
2. Sữa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa (yogurt)
Sữa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa chua (yogurt) được chúng ta tiêu thụ hàng ngày, ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lợi ích mà những thực phẩm này mang lại cho cơ thể lại đến từ ''chú vi khuẩn'' bé xíu B. subtilis.
Ăn sữa chua có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện sức khỏe của xương. Nó cũng có lợi cho những người bị huyết áp cao.
Ở trẻ em, sữa chua có thể giúp giảm tiêu chảy do dùng kháng sinh. Nó thậm chí có thể giúp làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, sữa chua có thể thích hợp cho những người không dung nạp lactose. Điều này là do vi khuẩn biến một số đường lactose thành axit lactic, đây cũng là thứ khiến sữa chua có vị chua.
3. Xịt mũi vi sinh tăng miễn dịch
Sản phẩm cuối cùng có thể chứa B. subtilis mà chúng ta thường dùng là nước xịt mũi, ví dụ điển hình nhất là dung dịch xịt mũi tăng miễn dịch Anti-19 của Công ty TNHH Prism Pharmaco. Đây là dòng sản phẩm đầu tiên xây dựng hệ thống bảo vệ tự nhiên cho cơ thể dưới dạng xịt qua đường hô hấp thay vì đường tiêu hóa như 2 sản phẩm ở trên nhưng mang lại tác dụng tương tự.
Sau khi đi vào cơ thể, bào tử lợi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi và tiết ra lớp bảo vệ kháng virus trên niêm mạc đường hô hấp. Từ đó bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh nhờ cơ chế: Ức chế việc bám dính của virus, vi khuẩn gây bệnh; Ức chế khả năng sinh trưởng và nhân bản của virus; Bào tử lợi khuẩn Probiotics góp phần tác động tới môi trường trong cơ thể và kích thích việc sinh ra miễn dịch.
Anti-19 xây dựng hệ thống bảo vệ vi sinh cho các đối tượng: Trẻ nhỏ; Phụ nữ có thai và cho con bú; Người mắc bệnh nền; Người hay phải tiếp xúc với ô nhiễm, khói bụi; Đối tượng có đề kháng yếu, dễ bị nhiễm virus. Sản phẩm giúp phòng bệnh này có thể dùng thường xuyên, sử dụng Probiotics đều đặn sẽ khiến đề kháng của hệ hô hấp tăng lên, hỗ trợ khả năng hồi phục của hệ hô hấp nhanh hơn sau khi bị các bệnh virus tấn công, trong đó có SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng sản phẩm này không hỗ trợ vấn đề liên quan đến hen suyễn do nó không thể điều trị các bệnh mà các tác nhân gây ra không phải là vi khuẩn, virus.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.