Vì sao chỉ nên chọn gà trống để cúng dịp Tết

Lâu nay vẫn luôn thực hiện theo nhưng đã bao giờ bạn cảm thấy thắc mắc về phong tục này chưa?

Trong các dịp lễ Tết của người Việt Nam, cúng giao thừa, cúng rằm hay đám giỗ thì nhất định phải có một đĩa gà luộc đẹp mắt đặt lên ban thờ tổ tiên. Và điều đặc biệt ở đây là người ta chỉ chọn gà trống để cúng mà thôi chứ không chọn gà mái.

Như chúng ta đã biết, trong 2 loại gà trống và gà mái thì thường chỉ gà trống mới có thể cất được tiếng gáy to, rõ, đúng giờ. Người ta quan niệm, khi gà trống cất tiếng gáy thì sẽ giúp đánh thức mặt trời lên cao chiếu sáng, báo hiệu một ngày mới bắt đầu, cũng đã đến giờ mọi người thức dậy để thực hiện công việc của mình. Con gà đã trở thành một nét văn hóa đi liền với tín ngưỡng tôn thờ mặt trời của nghề nông lúa nước. Cúng một con gà trống để mong ước cho mưa thuận gió hòa, cây cối sinh trưởng phát triển tốt cho mùa màng bội thu.

Hơn nữa, dân ta cũng quan niệm con gà trống có mang đủ 5 đức tính tốt mà một người đàn ông cần phải có. Thứ nhất là văn, con gà trống có mào ở trên đầu và 2 yếm thịt ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn chuồn của ông tiến sĩ. Thứ 2 là , bởi vì chỉ gà trống mới có cựa, đây là vũ khí biểu tượng cho võ. Tiếp theo đó là dũng, thường gà trống sẽ luôn sẵn sàng “chọi” nhau để bảo vệ cho đàn của mình, sẵn sàng chí tử. Đức tính thứ 4 đó là nhân, nghĩa là khi được cho ăn thì con gà trống đầu đàn sẽ gọi theo bầy của mình đến và cùng ăn chứ không bao giờ ăn một mình. Cuối cùng là chữ tín, tín biểu hiện ở chỗ gà trống luôn gáy đúng giờ, bất kể mùa nào, thời tiết ra sao.

Hơn nữa, gà trống thường to lớn hơn gà mái, trên đầu lại có mào nữa nên khi được làm thịt, luộc chín và đặt lên đĩa cũng đẹp mắt hơn, tạo được sự uy nghiêm hơn nhiều so với gà mái. Dĩ nhiên là trong những dịp lễ Tết người ta vẫn thịt gà mái, nhưng là để chặt dọn đĩa chứ rất ít khi dùng để cúng nguyên con.

Đó cũng chính là ý nghĩa tại sao các cụ ngày xưa chỉ chọn gà trống để cúng chứ không bao giờ chọn gà mái.

Cách chọn gà trống ngon, đẹp mắt cúng Tết

- Đầu tiên, nên đứng xa quan sát con gà rồi mới lại gần vì nhìn từ xa, thấy gà mở mắt, mắt sáng thường là gà khỏe. Lại gần, người bán gà khua tay hoặc rung lồng thì gà sẽ mở mắt.

- Khi lại gần, sờ diều gà không quá no, quá đói, phân gà như con ốc, mào phải đỏ, dựng, ngực chắc, không có tiếng khò khè. Lông gà càng vàng, càng sáng thì da vàng và là gà ngon.

– Gà trống phải trông khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Mào gà phải đỏ tươi, mào đơn thẳng đứng, mắt nhìn linh hoạt, không lờ đờ. Lông bóng mượt, áp sát thân, chân và mỏ vàng… nhất là phải chưa đạp mái thì mới linh thiêng. Theo kinh nghiệm, các bà nội trợ thường chọn gà trống hoa mới gáy vì gà trống hoa béo, xương nhỏ, nhiều thịt, mềm chế biến món gì cũng ngon. Nên chọn những con chân nhỏ, cựa ngắn, ức và bụng đầy; gà trống già thì cựa dài.

Dù trên mẫm cỗ dâng lên ban thờ gia tiên có những sản vật lạ, thức quả ngon nào thì nhất định phải có một đĩa gà trống luộc khéo léo.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang