Chị Ngọc L., sinh sống tại Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết chị đã từng mắc Covid-19 từ trước Tết. Trong quá trình nhiễm bệnh chị chỉ bị mất khứu giác, vị giác, hơi đau họng và 1 tuần sau trở lại bình thường, xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên đến ngày 18/2, chị L. lại thấy đau rát họng, khó thở. Chị đi khám hậu Covid-19 và làm xét nghiệm PCR. Kết quả cho thấy chị tái dương tính. Lần này, triệu chứng của chị mệt mỏi hơn so với lần nhiễm bệnh đầu tiên rất nhiều.
Bản thân chị L. đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin Covid-19, mũi thứ 3 tiêm vào đợt cuối tháng 12/2021. Chị L. phân vân bản thân từng nhiễm Covid-19 và tiêm đủ vắc xin thì liệu có khả năng tái nhiễm không hay dương tính là do “xác virus” của lần nhiễm đầu tiên.
Đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin Covid-19 và đã từng nhiễm bệnh mà vẫn tái nhiễm?
Theo PGS. Dũng, bình thường, khi nhiễm Covid-19, cơ thể tạo ra miễn dịch nhưng không phải miễn dịch nào cũng bền vững mà sẽ bị suy giảm theo thời gian. Vì vậy, trước đây, với biến thể Delta, các chuyên gia cho rằng người nhiễm bệnh vẫn phải tiêm mũi vắc xin Covid-19 bổ sung sau khi khỏi bệnh khoảng 6 tháng.
F0 theo dõi tại nhà. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, do virus thay đổi liên tục, biến thể Omircron xuất hiện với tốc độ lây lan tăng 500% và có khả năng "lẩn trốn" vắc xin nên khả năng tái nhiễm sẽ lớn hơn rất nhiều.
Việc tái nhiễm Covid-19 có thể xảy ra khi bạn đã khỏi bệnh sau 1 tháng nhưng thông thường là qua 3 tháng. PGS. Dũng cho biết người bệnh cũng không nên quá lo lắng vì khi tái nhiễm, các biểu hiện của bệnh sẽ nhẹ hơn.
Điều này đã được khẳng định trong làn sóng nhiễm biến thể Omicron vừa qua tại Mỹ, Anh, Pháp… Dù số ca mắc rất cao nhưng số ca tử vong lại không tăng hơn so với các đợt dịch trước đó, đồng thời số người cần hỗ trợ y tế cũng không tăng.
Tuy nhiên, PGS. Dũng cũng cho rằng, bạn không nên bỏ qua các biện pháp phòng chống dịch dù đã từng nhiễm Covid-19 và nên gạt bỏ suy nghĩ đã từng nhiễm Covid-19 nghĩa là 'bất tử'.
BS. Trương Hữu Khanh – nguyên trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM – cho biết nguy cơ tái nhiễm SARS-CoV-2 với biến thể Omicron của người từng nhiễm Delta cao hơn nhóm từng nhiễm Alpha.
Do đó, bác sĩ Khanh khuyến cáo người dân sau khi khỏi Covid-19 vẫn nên tiêm đủ 3 mũi vắc xin và thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K.
Hiện nay, để xác định 1 ca tái nhiễm biến thể mới, người ta cần làm rất nhiều xét nghiệm như kiểm tra kháng nguyên, kháng thể, nuôi cấy virus... Căn cứ vào kết quả cùng các yếu tố lâm sàng và dịch tễ, bác sĩ sẽ xác định họ có tái nhiễm hay không.
Mặc dù rất hiếm, nhưng một số người đã mắc Covid-19 hai lần trong khoảng thời gian một tháng. Những trường hợp này dường như là một người từng mắc Delta và sau đó Omicron.
Tuy nhiên, hầu hết các báo cáo cho thấy bạn có khả năng tránh tái nhiễm trong vòng ba tháng kể từ khi mắc Covid-19. Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) định nghĩa tái nhiễm là xét nghiệm dương tính với Covid-19 sau 90 ngày kể từ lần nhiễm trùng trước đó. Vì vậy, nếu gần đây bạn đã khỏi bệnh nhưng lại bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, bạn cũng không nên chủ quan và nên làm xét nghiệm để khẳng định bệnh.
Mời đặt câu hỏi Toạ đàm trực tuyến:
THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ FO TẠI NHÀ - ĐỂ AN TOÀN VÀ KHÔNG MẮC SAI LẦM
Theo số liệu thống kê, cả nước hiện nay có 2.914.241 ca mắc Covid-19. Trừ đi 2.320.772 người đã khỏi bệnh và số người tử vong, hiện nay chúng ta đang có 554.799 F0 đang theo dõi và điều trị trên toàn quốc. Do chính sách của các địa phương, phần lớn trong số đó được theo dõi và điều trị tại nhà.
Toạ đàm trực tuyến "Theo dõi và điều trị F0 tại nhà: Để an toàn và không mắc sai lầm" với sự tham gia của khách mời - BS Bùi Nghĩa Thịnh - Phòng khám Gia đình TP HCM mong muốn cung cấp những thông tin thiết thực để F0 theo dõi điều trị tại nhà được hiệu quả và an toàn.
Toạ đàm diễn ra lúc 19h30 Chủ nhật ngày 27/02 trên page Soha.vn. Độc giả có câu hỏi xin gửi TẠI ĐÂY.
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/vi-sao-tiem-3-mui-vac-xin-da-nhiem-benh-roi-van-tai-nhiem-covid-19-161222602163105890.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.