Việt Nam có 3 loại "hạt trường thọ", tốt ngang với insulin tự nhiên, là "kẻ thù không đội trời chung" của bệnh tiểu đường

(lamchame.vn) - Trong các loại carbs tốt, không thể bỏ qua nguồn dinh dưỡng từ hạt, chúng có sẵn tại Việt Nam và bổ ngang với insulin tự nhiên.

Để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh tiểu đường type 2, có một quan niệm phổ biến là nên tránh carbohydrate như thể chúng là "kẻ xấu". Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng không phải tất cả carbs đều có hại. Thực tế, một số dạng carbs lại rất có ích cho sức khỏe. Do đó, việc tăng cường tiêu thụ những loại carbs này là một phần quan trọng trong việc duy trì mục tiêu sức khỏe tổng thể.

Trong các loại carbs tốt, không thể bỏ qua nguồn dinh dưỡng từ hạt, chúng có sẵn tại Việt Nam và bổ ngang với insulin tự nhiên.

Việt Nam có 3 loại "hạt trường thọ", tốt ngang với insulin tự nhiên

1. Hạt kê

Ở Việt Nam, kê được coi trọng như thực phẩm "trường thọ". Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Theo Đông y, kê vị ngọt mặn, tính mát, vào tỳ, vị, thận. 

chao-ke-3-ngoisaovn-w666-h444.jpeg

Hạt kê có chỉ số đường huyết thấp, cung cấp hàm lượng chất xơ cao.

Nếu đều đặn tiêu thụ hạt kê, bệnh tiểu đường sẽ được phòng tránh hiệu quả, nhờ hạt kê có chứa hàm lượng magiê cao. Magiê làm tăng vai trò của insulin trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. 

Hơn nữa, hạt kê có chỉ số đường huyết thấp, cung cấp hàm lượng chất xơ cao hơn so với một số loại hạt ngũ cốc khác, điều này rất tốt đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu trước đây về những người bị tiền tiểu đường cũng tìm thấy mối liên hệ giữa hạt kê và việc ổn định đường huyết. Nghiên cứu này được công bố vào tháng 2 năm 2020 trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm, cho thấy những người bị tiền tiểu đường có mức đường huyết thấp hơn nếu tiêu thụ các thực phẩm chế biến từ hạt kê.

chao-ke-4-ngoisaovn-w666-h445.jpeg

Cách nấu cơm kê tốt cho người tiểu đường: Kê đã xát vỏ 250g, nấu cùng cơm, ăn bữa chính.

Hoặc có thể dùng kê để nấu cháo kê khoai lang. Cách làm: Dùng 60g kê, 60g khoai lang. Thái lát nhỏ khoai lang, kê xay bỏ vỏ, đem nấu cháo. Ăn bữa sáng tốt cho người đái tháo đường, tỳ vị hư nhược.

2. Hạt chia

Hạt chia mặc dù có ngoại hình nhỏ bé nhưng lại ẩn chứa nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chỉ ra rằng hạt chia chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, protein, chất béo lành mạnh, canxi, mangan, magie, phốt pho, các loại vitamin B3, B1, B2, kali và kẽm.

uong-hat-chia-voi-mat-ong-va-chanh-co-giam-can-khong.jpeg

Hạt chia mặc dù có ngoại hình nhỏ bé nhưng lại ẩn chứa nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Hạt chia được biết đến với khả năng cải thiện độ nhạy của insulin và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Chất xơ trong hạt chia không gây tăng lượng đường huyết và không cần insulin trong quá trình tiêu hóa, điều này làm cho hạt chia trở thành lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường.

Đặc biệt, hạt chia giàu chất xơ, giúp hỗ trợ đường tiêu hóa. Tiêu thụ hạt chia vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cải thiện chức năng ruột, tạo nền tảng cho quá trình giảm cân hiệu quả.

3. Hạt dẻ cười

Hạt dẻ cười được biết đến như một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, chứa lượng carbohydrate ít nên khi tiêu thụ sẽ giải phóng lượng đường thấp vào máu. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, đặc biệt phù hợp với những người muốn duy trì chỉ số đường huyết ổn định.

hdc-1.png

Dù có nhiều lợi ích, nhưng bệnh nhân tiểu đường cần chú ý tiêu thụ hạt dẻ cười một cách điều độ. Khuyến nghị là chỉ nên ăn tối đa một phần hạt dẻ cười, tương đương với khoảng 30 gram mỗi ngày, để tránh việc tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang