Ngăn chặn thì không phạm tội
Theo chia sẻ của Luật sư Trương Quốc Hòe - Trưởng VP Luật sư Interla (Đoàn luật sư Hà Nội), trước hết để đánh giá sự một cách khách quan chúng ta cần có cái nhìn đa chiều về vấn đề.
Anh Doãn Đình Anh (người bị nhốt) bị tâm thần, không làm chủ hành vi của bản thân, có thể gây nguy hiểm cho gia đình và xã hội. Để đánh giá, xác định bệnh nhân có bị tâm thần hay không thì phải tuân thủ theo một quy trình giám định rõ ràng và thể hiện qua bệnh án của người bệnh.
Mỗi lần có người lạ đến, Đình Anh rất muốn được trò chuyện. |
Một cái "chuồng" khép kín chỉ hơn 2 mét vuông để hở vào cái lỗ được người bố xây tách biệt với gia đình để nhốt đứa con tâm thần. |
Bên trong chỉ có chiếc bục bê tông. |
Theo đó, trong trường hợp này, nếu xác định được người bị nhốt bị tâm thần, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi thì cha mẹ là người giám hộ đương nhiên. Do đó việc người giám hộ thực hiện các hành vi để ngăn chặn không cho người bị tâm thần gây nguy hiểm cho bản thân và xã hội thì không có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, khi thực hiện các hành vi ngăn chặn phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sinh hoạt tối thiểu và đảm bảo sức khỏe cho người bị bệnh.
Giam giữ quá mức có thể bị xử lý
Cũng theo phân tích của luật sư Trương Quốc Hòe, trong trường hợp trên, nếu gia đình người bị tâm thần có hành vi bỏ bê, nhốt, xích người bị tâm thần trong môi trường không đủ điều kiện sinh hoạt, không đảm bảo sức khỏe cho người bệnh thì có thể bị xử phạt theo Điều 50 Nghị định 167, hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình (có thể bị xử phạt lên đến 2 triệu đồng). Ngoài ra, có thể có thể bị xử lý hình sự với hành vi hành hạ người khác.
Mỗi lần tắm cho con, người cha phải dùng máy bơm nước xịt vào. |
Cánh cửa của chiếc chuồng được làm cẩn thận bằng sắt và không có bất kỳ vật dụng che chắn gió mưa. |
Bên cạnh đó, nếu gia đình người bị tâm thần lạm dụng việc nhốt, giam giữ quá mức thì có thể có dấu hiệu của tội Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được BLHS 2015 quy định tại Điều 157.
"Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm", luật sư phân tích.
Luật sư nêu quan điểm về vụ việc, trong trường hợp này cần phải quan tâm đến điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình của người bị tâm thần để đánh giá bởi hầu hết những gia đình có người mắc bệnh tâm thần đều rơi vào diện hộ nghèo, kiệt quệ tài sản vì chữa trị và không có khả năng lao động.
Do đó cần có chính sách riêng để tạo điều kiện hỗ trợ bệnh nhân tâm thần và gia đình của họ, để họ có thể đảm bảo được các điều kiện sống cơ bản cho mình.
Trước khi chuyển chỗ ở ra một nơi biệt lập, người cha cũng nhốt con ngay tại một căn phòng sát gia đình |
Cũng có cái bục xi măng để làm chỗ ngủ thay cho cái giường (sau khi Đình Anh được chuyển đi thì làm cái bếp). |
Người cha cho rằng lo sợ con trai đập phá mất an toàn đối với xung quanh nên phải chuyển ra một nơi biệt lập. |
Trước đó, trao đổi với PV, Chủ tịch UBND xã Đoàn Đào cho hay, sau khi đi bộ đội về, anh Doãn Đình Anh bị tâm thần phân liệt và gia đình đã đưa đi nhiều nơi, trong đó có bệnh viện tâm thần của tỉnh chữa trị nhưng không được.
"Chúng tôi cũng nhiều lần vận động đưa cháu đi bệnh viện và gia đình đã đưa vào trung tâm điều trị tâm thần, nhưng không có tiến triển tốt. Gia đình cho biết, do Anh bị tâm thần phân liệt nên cứ thả ra là nam thanh niên này lại cầm dao đuổi chém người nhà, bố mẹ, gây nguy hiểm cho người khác. Do đó, gia đình rất lo lắng, sợ thả anh này ra rồi chẳng may anh ấy cầm dao chém người khác sẽ rất nguy hiểm nên phải xây riêng một nhà nhỏ để giữ lại trong đó, nhằm đảm bảo an toàn",chủ tịch UBND xã Đoàn Đào thông tin.
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.